Cây dổi vàng huyền thoại trăm năm tuổi trên nóc hầm Đại tướng

N. Huệ - T.Long |

(Soha.vn) - Rừng Đại tướng, hầm Đại tướng… tại quê hương Mường Phăng, tạo thành một quần thể gắn liền với tên tuổi Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Anh Lò Văn Hoàng, Tổ trưởng Tổ bảo vệ khu di tích Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ cho biết: Khu rừng này được người dân Mường Phăng gọi bằng cái tên thân mật “rừng Đại tướng”, trong đó có những cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi. Trong suốt những năm tháng chiến tranh, khu rừng đó đã bảo vệ cả Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên và ngày ngày chứng kiến hoạt động của các cán bộ đóng tại đây.

“Nhân dân ở đây quý tới từng tán cây, không bao giờ xâm phạm tới những gì đã từng che chở cho chiến dịch, cho Đại tướng. Vì với họ, Đại tướng như người cha, người anh đã giúp họ dựng cái nhà, xây cái bếp rồi chăn nuôi, trồng trọt…”, anh Lò Văn Hoàng nói.

Tiếng gió đại ngàn vẫn thổi qua từng tán lá trong khu "rừng Đại tướng". Những lớp cây mới vẫn sinh sôi nảy nở, được chở che bởi những cây cổ thụ. Người dân ví những cây cổ thụ ấy như chính Đại tướng Võ Nguyên Giáp vẫn luôn che chở cho dân làng Mường Phăng.

Cách nhà lưu niệm của khu di tích chừng 800m, hầm Đại tướng những ngày này cũng rủ không khí buồn. Cả khu rừng như lặng đi tiễn người anh hùng vĩ đại của dân tộc đi vào cõi vĩnh hằng…

Ngay cả những đứa trẻ ở đây, cuộc sống của các em gắn liền với núi rừng, mới lên 6, lên 7 nhưng nghe tin Đại tướng qua đời, các em cũng buồn lắm. Câu chuyện về Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã được người lớn kể lại cho các em từ khi biết nhận thức. Nên dù chưa gặp người bao giờ nhưng hình ảnh của Đại tướng vẫn luôn rất vĩ đại trong lòng các em. Và đường lên nóc hầm Đại tướng với cây bối thuốc, lỗ thông hơi… được các em thuộc tới từng cành cây, chắn đường.

Khi được hỏi về hai cây dổi vàng tâm trên nóc hầm Đại tướng, anh Lò Văn Hoàng hồ hởi: Có đấy, hai cây đó rất to, đẹp, thân cây thẳng tắp, xanh tốt quanh năm. Vào mùa thu, mùa cây thay lá nhưng hai cây này thay lá rất nhanh, khác với nhiều loại cây khác trong rừng.

Và trong mỗi lần hướng dẫn khách đi tham quan khu di tích, chị Cà Thị Minh cũng nhắc tới tin Đại tướng đã mãi xa chúng ta, để rồi trên gương mặt ai cũng thoáng nỗi buồn. Trước mỗi địa điểm tại khu di tích, họ đều cúi đầu dành một phút mặc niệm trước vong linh người Anh Cả của dân tộc.

Cây xoan lào hơn 100 năm tuổi. Cụ Lò Văn Bóng, người lính gác vòng ngoài cho Đại tướng năm 1954 cũng là người đã từng bảo vệ cây này. Hiện tại, cụ Bóng cũng đã mất đầu năm 2013.

Cây xoan lào hơn 100 năm tuổi. Cụ Lò Văn Bóng, người lính gác vòng ngoài cho Đại tướng năm 1954 cũng là người đã từng bảo vệ cây này. Cụ Bóng cũng đã mất đầu năm 2013.

Anh Hoàng cho biết, đây là cây thuộc nhóm 5, nhóm 6 cũng có tuổi đời hơn 100 năm, từ khi khu căn cứ này được thành lập, cây ấy vẫn che chở cho nhà tác chiến, nơi giao ban hàng ngày của ban chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ.
Anh Hoàng cho biết, đây là cây thuộc nhóm 5, nhóm 6 cũng có tuổi đời hơn 100 năm, từ khi khu căn cứ này được thành lập, cây ấy vẫn che chở cho nhà tác chiến, nơi giao ban hàng ngày của ban chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ.
Hầm Đại tướng cũng được che chở bởi rất nhiều cây cổ thụ.
Hầm Đại tướng cũng được che chở bởi rất nhiều cây cổ thụ.
Một trong những số những cây được dân làng ở đây nhắc tới nhiều, gắn liền với hầm Đại tướng là cây bối thuốc.
Một trong những số những cây được dân làng ở đây nhắc tới nhiều, gắn liền với hầm Đại tướng là cây bối thuốc.
Cây bối thuốc sử dụng làm nhà tốt, mọt mối không ăn được, tuổi thọ lâu năm, khi bị mưa bão không bị bật rễ, độ che phủ cao so với những cây khác, cây này nằm ngay trên nóc hầm Đại tướng.
Cây bối thuốc sử dụng làm nhà tốt, mọt mối không ăn được, tuổi thọ lâu năm, khi bị mưa bão không bị bật rễ, độ che phủ cao so với những cây khác, cây này nằm ngay trên nóc hầm Đại tướng.
Đường lên nóc hầm, lên vị trí cây bối thuốc ở đồi hầm nằm trong rừng Đại tướng.

Đường lên nóc hầm, lên vị trí cây bối thuốc ở đồi hầm nằm trong "rừng Đại tướng", cách cửa hầm khoảng 45m đường rừng.

Bộ rễ của cây bối thuốc ăn sâu xuống đường hầm khoảng 10 - 15m.
Bộ rễ của cây bối thuốc ăn sâu xuống đường hầm khoảng 10 - 15m.
Từ khi những nhát cuốc đầu tiên đào hầm, các cán bộ chiến sĩ, người dân địa phương đã né tránh cây này để không bị ảnh hưởng tới cây nếu không cây sẽ bị đổ. Tới nay, cây vẫn phát triển xanh tốt.
Từ khi những nhát cuốc đầu tiên đào hầm, các cán bộ chiến sĩ, người dân địa phương đã né tránh cây này để không bị ảnh hưởng tới cây nếu không cây sẽ bị đổ. Tới nay, cây vẫn phát triển xanh tốt.
Lỗ thông hơi đào từ nóc hầm xuống để thông khí với phòng làm việc của Đại tướng.
Lỗ thông hơi đào từ nóc hầm xuống để thông khí với phòng làm việc của Đại tướng.
Cây dổi vàng tâm trên nóc hầm Đại tướng, to, đẹp, thân cây thẳng tắp, xanh tốt quanh năm. Vào mùa thu, mùa cây thay lá nhưng hai cây này thay lá rất nhanh, khác với nhiều loại cây khác trong rừng.
Cây dổi vàng tâm trên nóc hầm Đại tướng, to, đẹp, thân cây thẳng tắp, xanh tốt quanh năm. Vào mùa thu, mùa cây thay lá nhưng hai cây này thay lá rất nhanh, khác với nhiều loại cây khác trong rừng.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại