Vụ máy bay Tu-22M3 Nga gãy đôi, bốc cháy ngùn ngụt: Lộ bí mật cực kỳ nguy hiểm

Anh Tú |

Khi gặp nạn ngày 21/1 chiếc máy bay ném bom chiến lược Tu-22M3 của Nga đang mang theo một phiên bản huấn luyện của tên lửa Raduga Kh-22.

Tu-22M3 lao xuống đất, gãy đôi và bốc cháy ngùn ngụt

Ngày 27/1/2019 xuất hiện một video ghi lại cảnh tai nạn nghiêm trọng của một chiếc máy bay ném bom chiến lược thuộc biên chế của Không quân Nga xảy ra cách đó 5 ngày tại một phi trường quân sự ở khu vực Murmansk trên Bán đảo Kola phía Bắc nước Nga.

Tupolev Tu-22M3 Backfire - chiếc máy bay gặp nạn mang phiên hiệu "35 Đỏ" và có số đuôi RF-94159 được cho là đang trong quá trình thực hiện nhiệm vụ huấn luyện. Vụ tai nạn đã khiến 3 trong số 4 phi hành đoàn tử vong còn người thứ 4 cũng phải đưa đi điều trị tại bệnh viện bởi những vết thương nghiêm trọng.

Đoạn video đã ngay lập tức lan truyền chóng mặt trên các phương tiện truyền thông trực tuyến của Nga vì nó cho thấy chiếc máy bay đã hạ cánh trong điều kiện thời tiết vô cùng tồi tệ: tuyết rơi dày, sương mù phủ kín - kiểu khí hậu vẫn thường thấy tại khu vực.

Phi công đã không thể nhận ra máy bay đang ở rất gần mặt đất đến khi quá muộn và anh ta đã phải hạ cánh nhanh tới mức gần như chắc chắn sẽ đối diện với cái chết. Hậu quả là máy bay đã bị gãy làm đôi, vỡ thành 2 mảnh và bốc cháy ngùn ngụt như một quả cầu lửa.

Hầu hết các bình luận sau vụ tai nạn từ phía Nga đều cho rằng chiếc máy bay đã hạ cánh trong điều kiện rất không an toàn và đáng ra nó nên chuyển hướng sang một sân bay khác.

Vụ máy bay Tu-22M3 Nga gãy đôi, bốc cháy ngùn ngụt: Lộ bí mật cực kỳ nguy hiểm - Ảnh 1.

Tu-22M3 tại hiện trường vụ tai nạn

Lộ diện tên lửa diệt tàu sân bay

Tuy nhiên, có một thông tin khác cũng xuất hiện đồng thời và thu hút sự quan tâm không kém của giới quan sát đó là việc khi gặp nạn chiếc máy bay đang mang theo một phiên bản huấn luyện của tên lửa Raduga Kh-22 (NATO định danh là AS-4 "Kitchen").

Kh-22 là tên lửa hành trình chống hạm tầm xa được phát triển để trang bị cho dòng máy bay Tu-22M3 cất cánh từ các căn cứ trong khu vực. Thiết kế của Kh-22 và các tên lửa hành trình phóng từ trên không (ALCM) khác trang bị cho Tu-22M3 nhằm mục đích đánh chìm các tàu sân bay Hải quân Mỹ hoạt động ở Bắc Đại Tây Dương.

Phóng các tên lửa hành trình tiêu diệt tàu sân bay luôn là một trong những nhiệm vụ chính của Tu-22M3. Việc Backfire có thể phóng đi những vũ khí ở tầm xa như vậy là một mối đe dọa chính khiến Hải quân Mỹ quyết định mua sắm Grumman F-14 Tomcat.

Thời điểm đó, F-14 là máy bay chiến đấu duy nhất trang bị tên lửa không đối không có tầm bắn đủ để bắn hạ Tu-22M ở khoảng cách xa và trước khi chúng có thể phóng các tên lửa ALCM.

Điều khiến các quan chức quân sự thuộc khối NATO lo ngại là, những nhiệm vụ huấn luyện dạng này cùng nhiều hành động mạo hiểm khác, được Không quân Nga thực hiện dưới điều thời tiết xấu cho thấy Moscow vẫn đang chuẩn bị cho một cuộc đối đầu lớn với Hải quân Mỹ.

Cả máy bay và tàu chiến hải quân Mỹ, điển hình như tàu USS Donald Cook đã từng rất nhiều lần bị máy bay quân sự Nga "quấy rối". Sự vụ mới nhất xảy ra vào tháng 11/2018 ở cả biển Baltic phía Bắc và Biển Đen phía Nam.

Trong cuộc chạm trán kéo dài 25 phút, một máy bay chiến đấu Sukhoi Su-27 của Nga đã bay cắt mặt một chiếc Lockheed EP-3 4 động cơ bay chậm hơn nhưng có kích thước lớn hơn của Hải quân Mỹ rồi sau đó phóng tăng lực khiến máy bay Mỹ bị nhiễu loạn và rung lắc mạnh.

Một sự kiện tương tự cũng đã xảy ra vào tháng 1/2018 khi một chiếc Su-27 khác bay ngang qua chiếc EP-3 ở khoảng cách chỉ có 5 feet. Nhiều vụ việc đánh chặn khác nhưng ít nguy hiểm hơn cũng đã từng xảy ra trong thời gian vừa qua.

Theo chia sẻ của một cựu phi công Thụy Điển dày dặn kinh nghiệm trong việc đánh chặn các máy bay Nga trên biển Baltic thì "dường như đang có một kế hoạch nhất quán và ngày càng gia tăng những hành động như vậy nhằm mục đích đe dọa phi hành đoàn của các máy bay trinh sát NATO hoặc làm gián đoạn nhiệm vụ của họ".

Điều khiến viên phi công Thụy điển cũng như nhiều đồng nghiệp khác của ông lo ngại là "những phi vụ mà Nga thực hiện để ép các máy bay Mỹ và NATO phải thay đổi lộ trình bay đang diễn ra với tần suất ngày càng nhiều và do đó rất dễ dẫn tới nguy cơ xảy ra một cuộc xung đột quốc tế thực sự".

Video ghi lại cảnh chiếc máy bay Tu-22M3 gặp nạn tại vùng Murmansk

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại