Vụ lính Triều Tiên dùng rìu giết 2 binh sĩ Mỹ và cái cây suýt gây ra một cuộc chiến

Trung Phạm |

Năm 1976, 2 binh sỹ Mỹ đã tử nạn dưới nhát rìu của lính Triều Tiên khi họ tham gia cắt tỉa một cái cây được cho là do nhà lãnh đạo Kim Nhật Thành trồng tại khu vực Bàn Môn Điếm.

"Làng Đình Chiến" (Truce Village), nơi Triều Tiên và Hàn Quốc gặp nhau hôm thứ Ba (9/1) sau 2 năm không tiếp xúc đã có một lịch sử không đúng với tên gọi của nó và từng diễn ra vụ sát hại 2 binh sỹ Mỹ tham gia cắt tỉa một cái cây cao quá khổ tại đây.

Sự vụ được biết đến với tên gọi "Vụ sát hại bằng rìu" diễn ra vào tháng 8/1976 khi một đơn vị quân đội Mỹ được cử tới Khu vực An ninh Chung (JSA) để cắt tỉa cái cây che khuất tầm nhìn một trạm chỉ huy của Liên Hợp Quốc và "Cây cầu ra đi không trở lại" (Bridge of No Return) ở biên giới liên Triều.

Các binh lính Triều Tiên đã bủa vây và dùng rìu bổ chết Đại úy Arthur G. Bonifas và Thiếu úy Mark T. Barrett trong lúc ngăn cản họ không được tỉa cái cây mà phía Triều Tiên khẳng định là do chính nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Nhật Thành trồng.

Hình ảnh hỗn loạn đó đã được rất nhiều camera ghi lại vì nó diễn ra ở JSA vốn luôn được theo dõi rất cẩn trọng. Kể lại trong một cuộc phỏng vấn, một quan chức ngoại giao Mỹ cho biết: "Các binh sỹ Triều Tiên đã lấy chính chiếc rìu mà hai lính Mỹ dùng cắt tỉa cây để bổ họ tử vong".

Tổng thống Mỹ khi đó là Gerald Ford đã kịch liệt lên án vụ việc này và đe dọa Triều Tiên sẽ phải chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào do họ gây nên.

Tuy nhiên, ông Ford đã không dùng đến hành động tấn công quân sự mà thay vào đó lựa chọn cách cử tới đây một lực lượng để đốn hạ cái cây mà không cảnh báo trước, tất nhiên là được các nhóm vũ trang hạng nặng bảo vệ.

Vụ lính Triều Tiên dùng rìu giết 2 binh sĩ Mỹ và cái cây suýt gây ra một cuộc chiến - Ảnh 1.

Binh lính Hàn Quốc và Triều Tiên tại vùng biên giới liên Triều. Ảnh: Bloomberg

Theo hồ sơ lưu trữ của Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ, kế hoạch đã được thực hiện bất chấp lo ngại Triều Tiên có khả năng phản ứng đáp trả và với một lực lượng lớn hơn quy định cho phép.

Trong kế hoạch hành động có tên gọi "Chiến dịch Paul Bunyan", Quân đội Mỹ đã tuyên bố tình trạng sẵn sàng chiến đấu ở mức cao - DEFCON 3. Washington cũng huy động một lực lượng hùng hậu, thậm chí còn điều cả một phi đội máy bay chiến đấu F-4 bảo vệ phía trên.

Mặc dù Triều Tiên cũng đối phó bằng lực lượng riêng của mình nhưng đã không chọn giải pháp can thiệp. Kết quả, cái cây đã được đốn hạ trong chưa tới một giờ đồng hồ và không phát súng nào nổ ra.

Một tình huống tương tự cũng diễn ra sau đó vào năm 2012 khi các binh lính Mỹ được giao nhiệm vụ cắt tỉa cây ở Bàn Môn Điếm (Panmunjom) lần đầu tiên kể từ sau biến cố năm 1976.

Theo lời kể của Thiếu úy Christopher A. Taylor thì, "mọi thành viên của đội EOD và tất cả quân nhân thuộc Tiểu đoàn An ninh đã luôn thường trực trong đầu chiến dịch cắt tỉa cây năm 1976".

Làng Đình Chiến là nơi đã diễn ra lễ ký kết Hiệp định Đình chiến, vẫn được nhìn nhận như một sự chấm dứt cho cuộc Chiến tranh Triều Tiên năm 1953 và xác lập giới tuyến Khu vực Phi quân sự (DMZ).

JSA là địa điểm duy nhất ở DMZ nơi các binh lính Triều Tiên và Hàn Quốc đứng mặt đối mặt với nhau và cũng là phông nền chụp ảnh cho rất nhiều các quan chính trị khi tới thăm nơi này.

Hàn Quốc - Triều Tiên tiến hành đối thoại sau hai năm

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại