Mặc dù nhà sản xuất tuyên bố một số hệ thống của máy bay tiếp liệu hiện đại Boeing KC-46 Pegasus có khả năng sống sót sau khi bị tấn công bằng vũ khí xung điện từ (EMP).
Tuy nhiên, khả năng vận hành của các hệ thống đảm nhận nhiệm vụ của máy bay này trong điều kiện nói trên vẫn bị nghi ngờ, theo báo cáo của Giám đốc phụ trách Thử nghiệm và Đánh giá (DOT&E) của Lầu Năm Góc.
Thời hạn bàn giao 18 máy bay tiếp liệu KC-46 của Boeing cho khách hàng dự kiến vào tháng 10/2018, chậm tới 14 tháng theo kế hoạch cũ.
Tháng 7/2017, đại diện Boeing cho biết việc thử nghiệm khả năng chống vũ khí xung điện từ của Boeing KC-46 được hoàn tất tại Trạm Không quân Hải quân Sông Patuxent, Maryland và Căn cứ Không quân Edwards, California.
Người đứng đầu dự án phát triển máy bay tiếp liệu Boeing KC-46 tự tin khẳng định rằng máy bay tiếp liệu này hoàn toàn được bảo vệ bởi các công nghệ che chắn thiết kế riêng biệt nhằm loại bỏ các tác động lên máy bay này. Tuy nhiên, đơn vị thử nghiệm của Lầu Năm Góc không đồng ý với tuyên bố này.
"Hoạt động thử nghiệm xung điện từ không được thực hiện theo Kế hoạch Thử nghiệm và Đánh giá Tổng thể của DOT&E", đánh giá của Lầu Năm Góc cho biết.
Cũng theo đánh giá này, nhiều hệ thống nhiệm vụ quan trọng bị xung điện từ phá hỏng và việc thử nghiệm khả năng chống xung điện từ không được thực hiện trong điều kiện mô phỏng tác chiến đúng nghĩa.
Đại diện của Lầu Năm Góc cho biết, máy bay tiếp liệu Boeing KC-46 sẽ tham gia vào rất nhiều nhiệm vụ như hỗ trợ các chiến dịch hạt nhân, hỗ trợ chiến dịch tấn công toàn cầu, hỗ trợ theo kịch bản và hỗ trợ các chiến dịch đặc biệt.
Quân đội Mỹ có kế hoạch đưa vào biên chế 179 máy bay tiếp liệu KC-46 vào năm 2028.