Doanh nhân người Mỹ Mike Mansfield vừa được cấp bằng sáng chế cho loại thước ngắm cơ khí cải tiến mà ông mất 4 năm để phát triển. Điểm mấu chốt của ý tưởng này là 4 nửa vòng tròn mà khi xạ thủ ngắm đúng sẽ tạo thành 2 vòng tròn đầy đủ.
Mô tả sáng chế đã được cấp bằng của Mike
Có một điều bất hợp lý là thước ngắm cơ khí trên súng đang ngày càng nhỏ đi, khiến việc sử dụng trở nên khó khăn. Dường như các nhà sản xuất đang quên mất một điều rằng, thước ngắm cơ khí phải đảm bảo được yếu tố "nổi bật" để giúp việc lấy lại đường ngắm sau mỗi phát bắn được nhanh chóng, và xạ thủ có thể bắn súng được ngay cả khi còn đang ngái ngủ.
Thử nghiệm thành công thước ngắm 2 điểm tại trường bắn
Trăn trở với câu hỏi "Làm thế nào để giải quyết vấn đề này?", ông Mike Mansfield (tới từ thành phố Sarasota, Florida) đã tự mình đi tìm câu trả lời.
Sau thời gian dài mày mò nghiên cứu, ông đã được cấp bằng sáng chế cho loại thước ngắm hai điểm mới gồm 4 hình bán nguyệt - 2 chiếc trên bệ khe ngắm phía sau và 2 chiếc trên đầu ngắm phía trước.
Khi ngắm đúng, xạ thủ sẽ nhìn thấy 2 vòng tròn đầy đủ có màu khác nhau. Như các bạn có thể thấy trên ảnh, đầu ngắm rộng hơn nhiều so với các loại thước ngắm hiện đại, và những khoảng trống giữa khe ngắm đều được thu nhỏ lại.
Nghe chừng rất đơn giản nhưng ông Mike đã mất tới 4 năm trời và 12.000 USD để có thể biến ý tưởng này thành hiện thực.
Lấy đường ngắm đúng không hề dễ - chỉ lệch vài mm là đạn đã chệch hướng rất nhiều
Đến nay, ông Mike đã có một số nguyên mẫu thước ngắm làm từ nhựa và sơn móng tay, hiện ông vẫn đang tìm kiếm đối tác để giúp mình chế tạo sản phẩm bằng thép. Các nguyên mẫu đang được gắn trên súng HK VP9 và Sig P226 nhưng Mike cho biết, ông có kế hoạch sẽ sản xuất hàng loạt dòng sản phẩm đầu tiên cho súng ngắn Glock.
2 nguyên mẫu bằng nhựa và sơn móng tay
Loại thước ngắm mới hoạt động rất tốt: So với những thước ngắm truyền thống thì thước ngắm 2 điểm của Mike cho phép xạ thủ lấy lại đường ngắm nhanh hơn rất nhiều.
Điều này là nhờ trên thực tế, khả năng nhận diện sự trùng khớp giữa các vạch chia của con người tốt hơn nhiều so với việc phải xác định vị trí tương đối của một vạch chia này với các vạch chia khác – giống như thước cặp vernier vậy.
Thước cặp vernier
Khả năng ứng dụng của thước ngắm 2 điểm là rất lớn nếu ông Mike tiếp tục cải tiến thêm, chẳng hạn như sử dụng sợi quang thay cho sơn. Rất có thể sáng chế này của ông Mike sẽ trở thành tiêu chuẩn mới cho thước ngắm cơ khí – chúng ta hãy chờ xem. Bạn đọc có thể nghiên cứu bằng sáng chế tại đây.