Không chỉ riêng voi đang phải chịu sự săn bắn vô tội vạ của loài người vì những cặp ngà mà giờ đây, cả những con hà mã cũng đang đứng bên bờ tuyệt chủng. Tỉ lệ chết tăng cao không mong muốn của sinh vật này đến từ lí do thương mại của con người.
(Ảnh: Internet)
Nếu như voi được săn lùng để lấy ngà, tê giác là mục tiêu bởi những chiếc sừng thì giờ đây, hà mã thường bị lấy đi hàm răng. Tình trạng này ngày càng tăng cao.
Không dễ để lấy ngà một con voi và đây cũng là động vật trong danh sách cần được bảo vệ ở khắp thế giới, có quy định xử phạt rõ ràng nếu bị phát hiện lấy ngà voi, mua bán, tiêu thụ. Thêm vào đó, buôn lậu ngà voi giờ trở nên khó khăn ở khắp thế giới.
Trong khi đó, răng hà mã lại là một câu chuyện khác. Răng hà mã thường được bán với giá rẻ hơn ngà voi, không nằm trong danh sách ưu tiên bảo tồn của các tổ chức trên thế giới. Chính vì thế, răng hà mã giờ đây được săn lùng nhiều hơn.
Theo các nhà nghiên cứu của đại học Hong Kong, năm 1975, 1,7 triệu pound răng hà mã (hơn 770 ngàn kg) đã được bán đi, mua lại trên khắp thế giới, với 90% số đó đi qua Hong Kong. Trong 90% đó, 75% đến từ Uganda và Tanzania.
Cũng giống như Hong Kong, các nước châu Phi báo cáo số lượng giao dịch hợp pháp của họ đến CITES - một tổ chức giám sát việc buôn bán các loài bị đe dọa. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu lo ngại rằng số lượng được báo cáo không tăng.
Dữ liệu của CITES cho thấy số răng hà mã nhận được ở Hong Kong cao hơn con số bên Tanzania báo khi xuất đi kể từ năm 1980, và số lượng răng hà mã từ Uganda kể từ năm 1991 gửi đi lại ít hơn con số mà Uganda báo gửi đi - theo nghiên cứu trong tạp chí Sinh thái châu Âu.
Kết quả thu được là 30.860 pound răng hà mã (gần 14 ngàn kg), tương đương với 2.700 con hay 2% số lượng động vật trên thế giới, không được báo cáo trong dữ liệu, theo báo cáo của Quartz.
Răng hà mã được săn lùng rất nhiều. (Ảnh: Internet)
Tác giả nghiên cứu Alexandra Andersson phát biểu trong một thông cáo: “Nếu các nhà chức trách không giám sát chặt chẽ hơn việc mua bán quốc tế các loài bị đe dọa, chúng sẽ bị ảnh hưởng bởi việc khai thác không kiểm soát, dẫn đến tuyệt chủng”.
Alexandra kết luận: “Số phận của những con hà mã và rất nhiều loài khác phụ thuộc vào việc này”.
(Nguồn: foxnews)