"Vở kịch động trời": Hóa ra Mỹ đã bị Nga-Thổ "lừa dối" bấy lâu nay?

Trương Mạnh Kiên |

Bấy lâu nay, Thổ Nhĩ Kỳ chỉ đang giả vờ là đồng minh của Mỹ. Tất cả những động thái đối đầu với Nga ở Syria, Libya, Caucasus đều là vở kịch đưa Mỹ vào tròng?

Sự thật bất ngờ về Thổ Nhĩ Kỳ

Từ lâu nay, Thổ Nhĩ Kỳ luôn khiến người Mỹ tin rằng họ là đồng minh của thế giới phương Tây và đang thực hiện các bước đi “địa chính trị” để trở thành “bức tường thành” chống lại Nga . Tuy nhiên, thực tế mục tiêu của Thổ Nhĩ Kỳ hoàn toàn ngược lại, đó chính là hợp tác với Nga và Iran để giảm ảnh hưởng của Mỹ.

Theo Jerusalem Post, Thổ Nhĩ Kỳ và Nga đang ngày càng trở thành đối tác chiến lược trong nỗ lực hợp tác với Iran để loại Mỹ khỏi Trung Đông.

Các cuộc xung đột gần đây từ Syria đến Libya, Địa Trung Hải cũng như Caucasus được thiết kế để phân chia các khu vực này thành phạm vi ảnh hưởng của Nga và Thổ Nhĩ Kỳ.

Kết quả của các cuộc xung đột nói trên là minh chứng rõ ràng cho sự thật này. Thổ Nhĩ Kỳ bắt tay với Nga để phân chia các khu vực phía Bắc Syria, loại bỏ lực lượng Mỹ.

Ở Libya - một cuộc xung đột mà Mỹ từng tham gia - giờ đây cũng trở thành sân chơi cho các lực lượng dân quân do Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn.

Cuộc chiến năm ngoái giữa Azerbaijan và Armenia cũng được thiết kế để đưa Thổ Nhĩ Kỳ và Nga tiếp xúc trực tiếp ở Nam Caucasus, loại bỏ ảnh hưởng của Mỹ và phân vùng khu vực.

Bằng chứng cho điều này có thể được tìm thấy trong thỏa thuận chấm dứt chiến tranh, trong đó các lực lượng gìn giữ hòa bình và binh lính Nga đã tăng cường vai trò của mình ở Nagorno-Karabakh, còn Ankara cũng lần đầu tiên hiện diện tại đây.

Thổ Nhĩ Kỳ dấn bước vào các cuộc chơi khác nhau, giả vờ là một đồng minh của Mỹ nhưng trên thực tế, Thổ Nhĩ Kỳ lại quyết tâm mua vũ khí của Nga bất chấp sự phản đối. Một chi tiết đáng lưu ý khác là đã bốn năm kể từ khi đại sứ Nga tại Thổ Nhĩ Kỳ bị ám sát, sự việc đã được lặng lẽ gạt sang một bên để liên minh mới được củng cố.

Vở kịch động trời: Hóa ra Mỹ đã bị Nga-Thổ lừa dối bấy lâu nay? - Ảnh 2.

Thổ Nhĩ Kỳ chỉ đang giả vờ là đồng minh Mỹ?

Thổ Nhĩ Kỳ, Nga và Iran coi đây là một mối quan hệ làm việc thực dụng, phát triển từ Tiến trình Astana - tiến trình hòa bình Syria từ năm 2016 - đưa Syria vào khu vực ảnh hưởng của ba nước và loại bỏ Mỹ khỏi miền Đông Syria. Mục tiêu cuối cùng của cả 3 là giống nhau: Loại bỏ Mỹ và trao cho mỗi thành viên của liên minh khu vực kiểm soát tương ứng.

Thổ Nhĩ Kỳ thường nói với Israel, cũng như Mỹ, rằng họ muốn “hòa giải”. Tuy nhiên, khi Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan phát biểu, ông vẫn tiếp tục đường lối khó chịu của mình.

Giới quan sát cho rằng, Ankara sử dụng thuật ngữ “hòa giải” để các phương tiện truyền thông phương Tây tin là thật, điều này sẽ giúp Thổ Nhĩ Kỳ có thời gian dàn xếp với chính quyền mới của Mỹ và tiếp tục công việc của mình với Nga và Iran.

Dấu chấm hết cho Mỹ

Mỹ đã từng có vai trò lớn ở Caucasus. Gruzia mong đợi sự hỗ trợ của Mỹ vào năm 2008 khi nước này tham gia vào cuộc chiến với Nga.

Khi Gruzia bị đánh bại, vai trò của Mỹ và châu Âu ở đó suy giảm. Cuối năm 2014, Ukraine mong đợi sự hỗ trợ của Mỹ nhiều hơn nhưng lại chứng kiến ​​Nga sáp nhập Crimea.

Cuộc chiến mà Thổ Nhĩ Kỳ thúc đẩy Azerbaijan vào tháng 9 năm ngoái là dấu chấm hết cuối cùng cho sự can dự của Mỹ vào Caucasus. Trong khi Thổ Nhĩ Kỳ thể hiện rằng cuộc chiến là cần thiết để đối đầu với Iran và Nga, thì trên thực tế, Ankara lại đang làm việc với Tehran và Moscow trong bóng tối.

Vở kịch động trời: Hóa ra Mỹ đã bị Nga-Thổ lừa dối bấy lâu nay? - Ảnh 4.

Tất cả chỉ là vở kịch do Nga-Thổ-Iran sắp đặt?


Theo tờ Jerusalem Post, mục tiêu của Ankara hóa ra là giúp Nga bước vào Nam Caucasus với tư cách là lực lượng gìn giữ hòa bình và loại bỏ mọi ảnh hưởng của phương Tây. Điều này là do Armenia đã tìm cách trôi khỏi quỹ đạo của Nga và muốn tìm kiếm mối quan hệ chặt chẽ hơn với phương Tây.

Để xóa bỏ nguy cơ này, Moscow đã cho phép Azerbaijan do Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn phát động một cuộc chiến nhằm làm suy yếu Armenia vào mùa hè và mùa thu năm 2019. Bị suy yếu và bị đánh bại, Armenia đã đề nghị được hòa bình và Nga lẫn Thổ Nhĩ Kỳ đường hoàng bước vào cuộc chiến với sự đồng ý của Baku.

Giờ đây, Armenia hoàn toàn là con tin của Moscow và Ankara. Thổ Nhĩ Kỳ cũng muốn điều này. Azerbaijan, quốc gia đã tìm cách phát triển gần gũi hơn với Mỹ và cả với Israel trong nhiều thập kỷ với tư cách là một đối tác chiến lược, giờ đây cũng đã bị Ankara đưa trở lại quỹ đạo.

Kết quả cuối cùng là Nga và Thổ Nhĩ Kỳ kiểm soát nhiều hơn ảnh hưởng ở miền Nam Caucasus.

Truyền thông phương Tây thường mô tả về viễn cảnh tam giác Thổ Nhĩ Kỳ-Iran-Nga xung đột nhau vì mỗi bên đều có những lợi ích và đặc thù lịch sử riêng. Tuy nhiên, tờ Jerusalem Post đánh giá đây là nhận định sai lầm.

Cả ba quốc gia này có nhiều cơ hội làm việc cùng nhau để chống lại kẻ thù chung của họ là phương Tây cũng như tiếp tục các chương trình nghị sự quân sự chung.

Họ có nhiều điểm chung là các cường quốc đang trỗi dậy trên thế giới, đang tìm cách chấm dứt thế giới đơn cực bá quyền của Mỹ phát triển từ Chiến tranh Lạnh. Cho đến lúc này, cách nhìn của Washington đối với Thổ Nhĩ Kỳ qua lăng kính Chiến tranh Lạnh là sai lầm.

Chương trình nghị sự của Ankara luôn là làm suy yếu và giảm vai trò của Mỹ ở Trung Đông, trong khi ở hướng ngược lại là tăng cường vai trò của Nga và Iran.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại