Việt Nam dùng Su-22 làm mục tiêu cho pháo phòng không tập ngắm bắn

Sao Đỏ |

Trong quá khứ, Việt Nam từng nhiều lần cho tiêm kích Su-30MK2 bay qua vùng hỏa lực của trận địa tên lửa S-300PMU1 để kíp trắc thủ tập luyện bắt mục tiêu.

Theo đánh giá, việc sử dụng máy bay chiến đấu đóng giả làm mục tiêu cho bộ đội phòng không tập thao tác có tác dụng tốt hơn rất nhiều lần so với luyện tập cùng bóng bay hay máy bay điều khiển từ xa vì tạo ra độ chân thực cao.

Cách làm này thực ra không hề mới mà đã được nhiều quân đội trên thế giới áp dụng, hình thức có thể giống như Việt Nam khi cho tiêm kích bay qua trận địa tên lửa phòng không để kíp trắc thủ radar tập bám bắt, hay thậm chí là bay ngay trên đầu khẩu đội pháo cao xạ nhằm giúp pháo thủ có đối tượng ngắm bắn sát thực tế chiến đấu hơn.

Có thể kể ra đây một ví dụ, đó là trong cuộc huấn luyện bắn đạn thật của lữ đoàn phòng không trực thuộc Tập đoàn quân số 72 - Quân đội Trung Quốc, họ đã cho trực thăng vũ trang Z-9 và Z-10 treo trước mũi pháo phòng không 57 mm như một động thái làm tăng thêm phần sinh động cho thao trường.

Việt Nam dùng Su-22 làm mục tiêu cho pháo phòng không tập ngắm bắn - Ảnh 1.

Trực thăng Z-9 đang làm mục tiêu cho pháo phòng không tập bắn

So sánh với cách làm của Trung Quốc thì gần đây Việt Nam còn tỏ ra thực tế hơn nhiều khi đã cho tiêm kích bom cánh cụp cánh xòe Su-22 bay ngay trên đầu trận địa pháo phòng không S-60 AZP cỡ 57 mm.

Tốc độ của chiếc Su-22 khi bay qua trận địa là rất cao, thời gian để kíp chiến đấu kịp ngắm bắn là cực kỳ ít ỏi, độ khó rõ ràng cao hơn tới vài bậc khi nhìn vào việc Trung Quốc dùng trực thăng Z-9 hay Z-10 bay tốc độ thấp đóng giả mục tiêu.

Việt Nam dùng Su-22 làm mục tiêu cho pháo phòng không tập ngắm bắn - Ảnh 2.

Cường kích cánh cụp cánh xòe Su-22 của Việt Nam bay qua trận địa pháo phòng không S-60 AZP 57 mm. Ảnh: Truyền hình Quốc phòng Việt Nam.

Gần đây Việt Nam đã thí điểm triển khai chương trình nâng cấp pháo phòng không 57mm lên chuẩn mới hiện đại hơn, được tích hợp nhiều khí tài hiện đại và lấy phần tử bắn tự động, có thể điều khiển từ xa... mang lại thời gian phản ứng nhanh đồng thời hạn chế thương vong trong điều kiện chiến tranh cường độ cao.

Hy vọng rằng trong tương lai bộ đội phòng không Việt Nam sẽ được thực hành lại bài bắn trên với những khẩu S-60 AZP đã trải qua quá trình hiện đại hóa để đánh giá hiệu quả dự án, ngoài ra kiểm nghiệm luôn năng lực của phi công Su-22 khi thực hiện nhiệm vụ tấn công mặt đất.

Xem video: Hội nghị quân chính toàn quân năm 2017. Nguồn: Truyền hình Quốc phòng Việt Nam.

Hội nghị quân chính toàn quân năm 2017

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại