Việt Nam có 3 loại rau thường xuyên bị nhầm lẫn tai hại, nếu không phân biệt được có thể dẫn tới hậu quả khôn lường

MH |

Dù tên gọi hay hình thức giống nhau nhưng có loại rau ăn được, loại thì chứa độc tố rất nguy hiểm.

Bên cạnh những loại quen thuộc nhà nào cũng ăn, khắp nhiều miền quê Việt Nam còn lắm rau củ quả độc lạ, hầu như dân thành thị hiếm khi biết đến. Thậm chí, có nhiều loại dù tên gọi khác nhau nhưng hình thức lại na ná, gần y hệt nhau. Loại thì ăn được, loại lại được liệt vào hàng có độc cần tránh xa.

1. Rau dớn - dương xỉ

Rau dớn còn được gọi là ráng song quần rau, dớn rừng hay thái quyết, là một loài thực vật có lá trông khá giống với dương xỉ. Chúng mọc nhiều ở các vùng núi rừng, ven bờ sông, suối. Người ta thường hái rau để chế biến thành nhiều món ngon dân dã như rau dớn luộc, xào tỏi, nấu canh.

Việt Nam có 3 loại rau thường xuyên bị nhầm lẫn tai hại, nếu không phân biệt được có thể dẫn tới hậu quả khôn lường - Ảnh 1.

Rau dớn là thứ rau rừng dân dã mà hiếm người thành thị biết đến

Việt Nam có 3 loại rau thường xuyên bị nhầm lẫn tai hại, nếu không phân biệt được có thể dẫn tới hậu quả khôn lường - Ảnh 2.

Chuyện rau dớn bị nhầm lẫn với dương xỉ gây xôn xao trên Facebook thời gian gần đây

Trên thực tế, dù trông giống nhau nhưng cây dương xỉ không được sử dụng làm thực phẩm, thậm chí còn tồn tại một vài loại dương xỉ có chứa chất độc, gây hại sức khoẻ nếu ăn phải. Theo kinh nghiệm của một số người dân sống ở vùng cao, nơi thường xuyên đi hái rau dớn về làm món ăn hàng ngày, để phân biệt 2 loại cây này thì có thể nhìn vào lá của chúng. Theo đó, lá của cây dương xỉ thường nhiều răng cưa hơn, còn lá của rau dớn thì ít răng cưa, nhẵn và bóng hơn (ảnh minh hoạ).

Việt Nam có 3 loại rau thường xuyên bị nhầm lẫn tai hại, nếu không phân biệt được có thể dẫn tới hậu quả khôn lường - Ảnh 3.

Cách phân biệt rau dớn và dương xỉ dựa vào phần răng cưa của lá

Việt Nam có 3 loại rau thường xuyên bị nhầm lẫn tai hại, nếu không phân biệt được có thể dẫn tới hậu quả khôn lường - Ảnh 4.

Đây là lá cây dương xỉ, tốt hơn hết không nên hái ăn bạn nhé!

2. Dọc mùng - ráy

Dọc mùng (hay bạc hà trong cách gọi của người miền Nam) là loại rau quen thuộc trong những bữa ăn của người Việt. Tuy nhiên thực tế, có khá nhiều người nhầm lẫn giữa dọc mùng và ráy (hay còn gọi là khoai ráy) - loài cây có thể gây ngứa và dị ứng da.

Việt Nam có 3 loại rau thường xuyên bị nhầm lẫn tai hại, nếu không phân biệt được có thể dẫn tới hậu quả khôn lường - Ảnh 5.

Dọc mùng và ráy cũng là 2 loài cây thường xuyên bị nhầm lẫn với nhau

Theo nhiều thông tin khoa học, hàm lượng sapotoxin có trong cây ráy là nguyên nhân dẫn tới dị ứng, đôi khi là tê môi lưỡi hoặc cứng hàm. Loại độc tố này chỉ có thể mất hoặc giảm đi khi được nấu thật chín, dù vậy tốt hơn hết bạn vẫn không nên ăn nó.

Khi đặt 2 loài cây này cạnh nhau, dễ thấy cây ráy nhìn thô hơn và có màu xanh đậm hơn, trong khi đó dọc mùng nhìn mềm mại và màu thì nhạt hơn nhiều. Ngoài ra, một số đặc điểm khác của ráy là có lá hình khiên, phần hợp sinh giữa 2 thùy gốc phiến rất hẹp, cuống lá to mập...

Việt Nam có 3 loại rau thường xuyên bị nhầm lẫn tai hại, nếu không phân biệt được có thể dẫn tới hậu quả khôn lường - Ảnh 6.

Dọc mùng (ảnh trái) và ráy (ảnh phải)

Việt Nam có 3 loại rau thường xuyên bị nhầm lẫn tai hại, nếu không phân biệt được có thể dẫn tới hậu quả khôn lường - Ảnh 7.

Đây là dọc mùng (hay bạc hà theo cách gọi của người miền Nam), phần thân được hái để nấu canh, nấu lẩu hoặc mang đi xào

Việt Nam có 3 loại rau thường xuyên bị nhầm lẫn tai hại, nếu không phân biệt được có thể dẫn tới hậu quả khôn lường - Ảnh 8.

Còn đây là cây khoai ráy, có vẻ ngoài khá giống với dọc mùng nhưng bên dưới lại mọc củ

3. Lá ngón

Nhắc tới lá ngón chắc ai cũng phải khiếp sợ vì hàm lượng độc tố gây chết người của nó. Cây lá ngón có độc là một loại cây leo thân quấn thường xanh dài tới 12m, khá phổ biến ở vùng rừng núi Việt Nam. Cây thường mọc trong những cánh rừng rậm rạp từ độ cao 200m cho đến 2000m.

Trên thân cây lá ngón có khía, cành non màu xanh lục nhạt không có lông, cành già màu xám ngả nâu nhạt. Lá mọc đối xứng, không có lông, hình trứng, đầu nhọn, mép nguyên, xanh nhẵn bóng, dài khoảng 7 - 12cm. Hoa của cây lá ngón có độc có màu vàng 5 cánh, thường nở rộ trong khoảng từ tháng 5 đến tháng 12.

Việt Nam có 3 loại rau thường xuyên bị nhầm lẫn tai hại, nếu không phân biệt được có thể dẫn tới hậu quả khôn lường - Ảnh 9.

Cây lá ngón có hoa màu vàng đặc trưng

Việt Nam có 3 loại rau thường xuyên bị nhầm lẫn tai hại, nếu không phân biệt được có thể dẫn tới hậu quả khôn lường - Ảnh 10.

Lá của cây này được liệt vào hàng độc chết người, kích thước cũng khá bé

Ngoài loại lá ngón cực độc trên, hiếm người biết cũng có một loại lá khác mang tên lá ngón nhưng lại được xem là đặc sản của người Thái ở vùng Mường So, Lai Châu. Loài này cũng có thân leo giống cây lá ngón có độc, nhưng lá của nó tròn và ngắn hơn, bản lá to gần bằng bàn tay người lớn. Người dân địa phương tận dụng loại lá này làm thành nhiều món ăn trong bữa cơm gia đình như luộc, nấu canh, xào tỏi.

Việt Nam có 3 loại rau thường xuyên bị nhầm lẫn tai hại, nếu không phân biệt được có thể dẫn tới hậu quả khôn lường - Ảnh 11.

Còn đây là loại lá ngón ăn được của đồng bào người Thái ở Mường So, Lai Châu

Việt Nam có 3 loại rau thường xuyên bị nhầm lẫn tai hại, nếu không phân biệt được có thể dẫn tới hậu quả khôn lường - Ảnh 12.

Có thể thấy, dù cùng tên nhưng lá này to hơn lá ngón có độc rất nhiều

Việt Nam có 3 loại rau thường xuyên bị nhầm lẫn tai hại, nếu không phân biệt được có thể dẫn tới hậu quả khôn lường - Ảnh 13.

Nó thường được vò nát rồi mang đi xào tỏi, từ lâu đã là đặc sản nổi tiếng của đồng bào vùng cao

Nguồn: Tổng hợp

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags

cây

Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại