Vì sao tàu khu trục Mỹ USS Zumwalt trở thành “sát thủ diệt hạm tàng hình”?

Hồng Anh |

Tàu khu trục tàng hình USS Zumwalt đã sẵn sàng chiến đấu, khoảng 3 năm rưỡi sau khi nó được biên chế cho Hải quân Mỹ.

Đây là chiến hạm đầu tiên được chuyển đổi từ một con tàu được thiết kế riêng biệt để hỗ trợ hỏa lực cho tàu đổ bộ của Thủy quân lục chiến Mỹ sang hình mẫu có thể băng qua các đại dương, giao chiến với hạm đội của đối phương bằng tên lửa tầm xa.

USS Zumwalt được cho là tàu khu trục thế hệ mới đầu tiên của Hải quân Mỹ. Mỗi chiếc tàu khu trục lớp Zumwalt được trang bị hai Hệ thống pháo hạm AGS 155mm.

Mỗi hệ thống có khả năng tấn công các mục tiêu ở khoảng cách 100 km nhờ đạn pháo dẫn đường chính xác. Trong tình huống chiến tranh, tàu khu trục USS Zumwalt sẽ tiến sát bờ biển của đối phương, bắn phá các mục tiêu khi thực hiện nhiệm vụ tấn công đổ bộ, vô hiệu hóa tuyến phòng thủ của địch.

Khu trục hạm Zumwalt dài 183m. Hình dáng giống con dao và khả năng tàng hình ưu việt, giúp cho con tàu này dễ dàng qua mắt được radar của đối phương.

Thật không may, lớp tàu Zumwalt đã gặp phải một số trục trặc trước khi được hạ thủy. Những khó khăn về kỹ thuật cùng với chi phí vượt mức đã khiến Hải quân Mỹ quyết định cắt giảm từ 32 chiếc xuống chỉ còn 3 chiếc.

Đạn pháo điều khiển tầm xa LRLAP (Long Range Land Attack Projectile) dự kiến trang bị cho tàu đã bị đội giá từ 50.000 USD/quả lên đến đến 800.000 USD/quả. Do đó, Hải quân đã quyết định loại bỏ vũ khí này, nhưng vẫn thúc đẩy việc hoàn thành 3 chiến hạm với tổng chi phí 23 tỷ USD.

“Sát thủ diệt hạm tàng hình”

Theo Defense News, USS Zumwalt đã sẵn sàng cho chiến đấu. Thiếu đạn pháo LRLAP đồng nghĩa với việc tàu chiến này không thể hoàn thành nhiệm vụ tấn công đổ bộ. Tuy nhiên, Hải quân Mỹ đã thay đổi nhiệm vụ, chuyển USS Zumwalt thành “sát thủ diệt hạm tàng hình”.

Tàu khu trục lớp Zumwalt được trang bị hai khẩu pháo 155mm, mỗi khẩu được trang bị 80 ống phóng thẳng đứng Mk. 57, bố trí bên thân tàu.

Mỗi ống Mk. 57 có thể mang một tên lửa đất đối không tầm xa SM-2 hoặc SM-6, ngư lôi chống ngầm ASROC hoặc tối đa bốn tên lửa phòng không tầm ngắn Evolve Sea Sparrow. Quan trọng hơn, các ống phóng này có thể mang tên lửa hành trình tấn công mặt đất Tomahawk.

Sự trỗi dậy của hải quân Trung Quốc đã khiến Hải quân Mỹ phải nhanh chóng tìm kiếm một tên lửa chống hạm tầm xa hiệu quả.

Kết quả là phiên bản mới của tên lửa Tomahawk, có tên gọi Block V hay Maritime Strike Tomahawk. Block V có khả năng thay đổi mục tiêu trên đường bay thông qua vệ tin, nhắm bắn các tàu của đối phương đang di chuyển trên biển.

Theo kế hoạch, hải quân Mỹ sẽ chuyển đổi tất cả các tên lửa Tomahawks sang cấu hình Block V, cho phép tất cả các tàu đã mang phiên bản tấn công trên bộ có biến thể diệt hạm. Hiện nay, hầu hết các tàu chiến của Hải quân, bao gồm tàu khu trục, tàu tuần dương và tàu ngầm, đều có thể theo tên lửa Tomahawk.'

Khu trục hạm Zumwalt chỉ có 80 tên lửa trực chiến, ít hơn 10 chiếc so với tàu khu trục lớp Burke và ít hơn 42 chiếc so với tàu tuần dương mang tên lửa dẫn đường lớp Ticonderoga.

Trong tình huống chiến tranh, khu trục hạm Zumwalt có thể mang tới 30 tên lửa Tomahawk phiên bản Maritime Strike, 30 tên lửa phòng không SM-6 và SM-2, 5 tên lửa chống tàu ngầm và 60 tên lửa đánh chặn mới ESSM.

Zumwalts sẽ sử dụng khả năng tàng hình để tránh các cảm biến của đối phương, thực hiện một cuộc tấn công phục kích tầm xa vào tàu địch. Tên lửa hành trình Tomahawk phiên bản Maritime Strike có tầm hoạt động hơn 1.448 km.

Sức mạnh này kết hợp với khả năng đánh lạc hướng radar của đối phương sẽ khiến Zumwalt trở thành một mối đe dọa mà kẻ thù khó có thể chống cự lại.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại