Vì sao Quân đội Mỹ bắt đầu thờ ơ đối với máy bay A-10?

Anh Tuấn |

Mặc dù số phận của máy bay hỗ trợ bộ binh A-10 Warthog vẫn còn là chủ đề gây tranh cãi, quân đội Mỹ đang có những tín hiệu cho thấy họ chấp nhận bất kỳ loại máy bay mới nào có thể yểm trợ cho binh lính ở dưới đất.

Khả năng của máy bay A-10 vẫn được đánh giá rất cao, song Không quân Mỹ tin rằng nó sẽ không thể thực hiện nhiệm vụ của mình trong các khu vực được phòng bị chặt chẽ.

Nhìn chung, các tướng quân đội tin rằng chỉ có máy bay tàng hình mới có thể hoạt động trong những khu vực mà đối phương đã bố trí hệ thống tên lửa phòng không hiện đại.

Vì sao Quân đội Mỹ bắt đầu thờ ơ đối với máy bay A-10? - Ảnh 1.

Máy bay A-10 Warthog của Mỹ.

Ví dụ, trong trường hợp Nga tiến quân vào các nước vùng Baltic như phương Tây dự đoán, máy bay A-10 sẽ khó có thể vượt qua hệ thống phòng không của Nga để oanh kích.

Ngay cả trong thời Chiến tranh Lạnh, các tướng Mỹ không tin rằng A-10 có thể sống sót trước một đợt tấn công lớn của các nước thuộc Hiệp ước Warsaw cũ. Thực tế, hệ thống phòng không của Nga đang ngay càng trở nên hiện đại hơn, và khác với quân đội Mỹ, binh lính Nga luôn hoạt động cùng các hệ thống tên lửa đất đối không cơ động.

Loại vũ khí phòng không đáng sợ nhất của Lực lượng Bộ binh Nga hiện nay là tên lửa đất đối không Buk-M3, dự kiến sẽ sớm được đưa vào sử dụng trong quân đội.

Theo một số nguồn tin Nga, tên lửa Buk-M3 có nhiều điểm ưu việt hơn so với một số phiên bản của tên lửa phòng không S-300 của Không quân Nga. Các quan chức Không quân Mỹ coi khu vực có hệ thống tên lửa Buk-M2 và Buk-M3 là nơi mà các máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư không được tiếp cận.

Ngay cả những loại tên lửa tầm ngắn và tầm trung của Lực lượng Bộ binh Nga cũng rất lợi hại. Ví dụ, tên lửa Pantsir-S2 có tầm xa vào khoảng 30km, song nó có thể tiêu diệt những mục tiêu bay ở độ cao khoảng 10.000m.

Trong khi đó, mẫu tên lửa Pantsir-S1 thì có thể tấn công hai mục tiêu cùng lúc và có thể đẩy lùi 12 máy bay trong vòng chưa đến một phút.

Thực tế, khi Nga triển khai tên lửa Pantsir-S1 tới Syria, các quan chức quốc phòng Mỹ đã tranh luận với nhau rằng tại sao Moscow lại thiết lập khu vực chống tiếp cận và xâm nhập (A2/AD).

“Chúng tôi đều phần nào đó rất lo lắng khi một khu vực A2/AD của Nga xuất hiện ở phía Đông Địa Trung Hải”, Tướng Không quân Mỹ Philip Breedlove từng phát biểu như vậy vào tháng 9/2015. “Chúng tôi nhận thấy đó là những loại vũ khí phòng không cực kỳ tiên tiến”.

Sau cùng, máy bay A-10 không phải là loại phi cơ có thể đối đầu với những loại vũ khí hiện đại. Kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, binh linh Mỹ đã quen với việc Không quân Mỹ có thể luôn luôn xác lập ưu thế trên không, nhưng trong tương lai điều này có thể sẽ thay đổi.

Vì vậy, quân đội Mỹ đang bắt đầu huấn luyện để các binh sĩ quen với những tình huống khi không có sự hỗ trợ của máy bay và bị máy bay chiến đấu của đối phương tấn công.

Dù vậy, Tướng Mark Milley, một tham mưu của Quân đội Mỹ cho biết ông tin Không quân Mỹ sẽ có thể đảm bảo khả năng hỗ trợ cho binh lính dưới đất cho dù dùng loại máy bay nào đi chăng nữa. “Theo những gì đã xảy ra, Không quân Mỹ chưa bao giờ làm tôi thất vọng. Tôi tin rằng họ sẽ luôn có thể hỗ trợ cho quân bộ kịp thời”, ông nói.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại