Theo trang mạng Business Insider, trong nhiều thập kỷ, vũ khí chống tàu mà quân đội Mỹ lựa chọn là hệ thống tên lửa Harpoon (Boeing). Tuy nhiên, điều này có thể thay đổi sau sự ra đời của tên lửa chống tàu tầm xa (LRASM) do Lockheed Martin chế tạo.
Đồ họa tên lửa LRASM
Tương tự như tên lửa Harpoon, LRASM được phát triển do nhu cầu của quân đội Mỹ. Tên lửa Harpoon ra đời để đối phó với các hệ thống phòng thủ trên biển của Liên Xô trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, còn LRASM sẽ đối phó với năng lực đang lớn mạnh của Hải quân Trung Quốc.
LRASM có nhiều điểm tương tự với Harpoon, cả 2 đều có hệ thống dẫn hướng đầu đạn tới mục tiêu từ ngoài đường chân trời. Điểm khác biệt lớn nhất giữa chúng là khả năng tự động và tầm bắn của LRASM.
LRASM là tên lửa thông minh, tàng hình và "cảm tử" như UAV, có thể tấn công mục tiêu cách xa tới 200 hải lý. Các hệ thống trên tên lửa có thể xác định mục tiêu mà không cần thông tin tình báo trước hoặc những công nghệ hỗ trợ như GPS.
Các chuyên gia quân đội Mỹ kỳ vọng LRASM sẽ sẵn sàng hoạt động vào năm 2018. Nó được phát triển dựa trên JASSM - loại tên lửa không-đối-đất khét tiếng nhờ khả năng phá hủy bunker.
Dưới đây là video mô phỏng cơ chế hoạt động của LRASM: