Quyết định này là một phần trong nỗ lực định hướng lại cái gọi là "cạnh tranh giữa các cường quốc", được nêu trong Chiến lược Quốc phòng Mỹ 2018.
Theo New York Times, quyết định liên quan đến quân đội Mỹ ở châu Phi dự kiến sẽ được công bố vào tháng 1-2020. Chiến lược tổng thể này cònđiều chỉnhcác hoạt động quân sự của Mỹ trên khắp thế giới như Iraq, Afghanistan hay Mỹ Latinh.
Căn cứ không quân Nigeria 201, nằm gần Agadez ở rìa phía Nam Sahara, từng dự kiến khai trương vào năm 2018, nhưng thời tiết xấu và điều kiện khắc nghiệt đã khiến cho nó đến tháng 11-2019 mới đi vào vận hành
Căn cứ này chỉ là một trong các cơ sở của Mỹ hoạt động vì mục tiêu chống khủng bố ở châu Phi, nhưng là dự án mới mất và lớn nhất do Không quân chủ trì
Cơ sở được xây dựng để máy bay của Nigeria và Mỹ cùng sử dụng. Người Nigeria cũng được tuyển dụng cho các công việc hàng ngày tại căn cứ này.
“Quân đội Mỹ có mặt tại Căn cứ Không quân Nigeria 201 theo yêu cầu của Chính phủ Nigeria”, Tướng Stephen Townsend, Tư lệnh Bộ Tư lệnh châu Phi của Mỹ cho biết
“Chúng tôi đang hợp tác với các đối tác châu Phi và quốc tế để chống lại các mối đe dọa an ninh ở Tây Phi. Việc xây dựng căn cứ này thể hiện sự đầu tư của nước Mỹ vào các đối tác châu Phi và lợi ích an ninh chung trong khu vực”, đại diện quân đội Mỹ khẳng định
Các hoạt động tình báo, giám sát và trinh sát để chống lại các nhóm cực đoan trong khu vực bắt đầu vào đầu tháng 11-2019, Bộ Tư lệnh châu Phi của Mỹ cho biết.
Binh sỹ Mỹ đã có mặt ở Tây Phi để huấn luyện các lực lượng đối tác chiến đấu với các nhóm phiến quân địa phương như Boko Haram và các nhánh của Al Qaeda và Nhà nước Hồi giáo tự xưng.
Thực tế, 4 lính mũ nồi xanh của quân đội Mỹ đã bị giết hại trong một cuộc phục kích khi làm nhiệm vụ truy tìm một thủ lĩnh nhóm IS ở Nigeria năm 2017. Bởi vậy, ý tưởng rút quân khỏi các khu vực bất ổn này cũng không phải là lạ
Vào cuối năm ngoái, một quan chức Bộ Tư lệnh châu Phi của Mỹ nói với Air Force Times rằng họ đã có kế hoạch giảm quân, chuyển từ hỗ trợ chiến thuật sang tư vấn và chia sẻ thông tin tình báo
Có vẻ như Lầu Năm góc đã đi đến rất gần quyết định rút khỏi Tây Phi. Nhóm nghiên cứu do Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper đứng đầu cho rằng Washington nên giảm các hoạt động chống lại các nhóm phiến quân đã suy yếu hoặc không gây hại cho nước Mỹ
Tuy vậy, các nghị sỹ Mỹ có thể sẽ phản đối vì lo ngại tình hình bất ổn ở châu Phi sẽ dẫn đến làn sóng di cư và tạo điều kiện cho Trung Quốc và Nga mở rộng ảnh hưởng.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nuôi dưỡng mối quan hệ lâu dài với lục địa châu Phi. Ông đã tổ chức hội nghị thượng đỉnh châu Phi đầu tiên vào tháng 10, mời hơn 40 nhà lãnh đạo từ châu lục đen
Khắc phục hạn chế về hỗ trợ tài chính, Nga tập trung vào năng lượng, khai thác tài nguyên và an ninh. Tập đoàn Wagner, một nhà thầu quân sự tư nhân của Nga, đã hoạt động trên khắp châu Phi.
Ngược lại, Trung Quốc đã chi tiêu rất nhiều cho viện trợ, cho vay và đầu tư vào các dự án phát triển trong khu vực, làm dấy lên lo ngại về “bẫy nợ” của Bắc Kinh.
Châu Phi cũng là nơi thể hiện tham vọng quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc. Bắc Kinh đã mở tiền đồn quân sự ở nước ngoài đầu tiên tại Djibouti vào tháng 8- 2017, nằm gần căn cứ lớn nhất của Mỹ ở châu Phi là Camp Lemonnier
Mặc dù vậy, mối quan ngại về sự cạnh tranh của Nga và Trung Quốc ở châu Phi khó thuyết phục được những người phản đối hạn chế sử dụng nguồn lực của Mỹ ở khu vực này