Vì sao Mỹ 'ngán' hệ thống phòng không S-400 của Nga?

Anh Minh |

Giới quân sự Mỹ lo ngại sự tiến bộ kỹ thuật không ngừng và khả năng nâng cấp của hệ thống phòng không S-400 của Nga sẽ làm tiêu tan những ưu thế của các chiến đấu cơ tàng hình Mỹ.

S-400

S-400

Iran và Trung Quốc nằm trong số các quốc gia đang vận hành hệ thống phòng không S-400 do Nga chế tạo, một kịch bản thu hút sự chú ý và lo ngại từ Mỹ, đặc biệt là khi chúng có cơ hội được nâng cấp.

Tuy nhiên, đối với Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ thì sao? Họ cũng nằm trong nhóm khách hàng của S-400, nhưng họ là đồng minh của Mỹ, một tình huống khiến một số phóng viên hỏi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin liệu ông có lo ngại rằng họ có thể tìm cách mua thêm không. Họ có bị trừng phạt không?

Trong chuyến đi gần đây đến Ấn Độ, ông Austin đã đề cập các báo cáo nói rằng Ấn Độ có thể đang cân nhắc mua hệ thống phòng không mới của Nga. Về bất kỳ cân nhắc mua S-400 tiềm năng nào trong tương lai, ông Austin nên "tránh xa điều đó và tránh bất kỳ hình thức mua lại nào có thể dẫn đến các lệnh trừng phạt của chúng tôi".

Nhưng ông Austin không bác bỏ khả năng Ấn Độ cuối cùng có thể tìm cách mua lại hệ thống này, chỉ nói rằng, ít nhất là cho đến nay "chưa có hệ thống S-400 nào được chuyển giao cho Ấn Độ", nói thêm rằng ông và Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ đã giải quyết mối quan tâm của Mỹ.

Hoàn cảnh của Ấn Độ cũng tương tự Thổ Nhĩ Kỳ, một đồng minh của Mỹ hiện được cho là đang xem xét mua S-400 do Nga chế tạo.

Bộ trưởng Austin nói thêm rằng một số đồng minh gần đây có thể, đơn giản là do quá khứ, sở hữu một số thiết bị của Nga, một kịch bản có thể không gây trở ngại lớn cho việc tiếp tục hợp tác với Mỹ, ngay cả Ấn Độ, chẳng hạn, được nói là đã ký một thỏa thuận mua S-400 của Nga vào năm 2018.

"Chúng tôi có quan hệ với những quốc gia có vũ khí Liên Xô trang bị của Nga mà họ đã mua trong nhiều năm và chúng tôi chắc chắn kêu gọi tất cả các đồng minh và đối tác của chúng tôi loại bỏ trang bị của Nga. Trong một số trường hợp, đó là thiết bị của Liên Xô vì họ đã mua nó từ rất lâu trước đây ", ông Austin nói.

Trong khi ông Austin không đề cập các quốc gia cụ thể, một báo cáo năm 2019 từ ấn phẩm AA của Thổ Nhĩ Kỳ nói ba thành viên NATO vận hành hệ thống phòng không S-300 do Nga chế tạo, bao gồm Bulgaria, Hy Lạp và Slovakia.

Vì sao Mỹ rất bận tâm về các hệ thống S-400 tiên tiến của Nga, trong bối cảnh họ đang vận hành các máy bay F-22, F-35 và B-2 được cho là có thể tránh được sự phát hiện của các hệ thống này?

Theo National Interest, nguyên nhân có thể mang cả ý nghĩa địa chính trị và quân sự. Đương nhiên, bất kỳ quốc gia nào tăng cường quan hệ với Nga, và đặc biệt là mua vũ khí, sẽ thu hút sự quan tâm của Mỹ, tuy nhiên Wasington có những lo ngại quân sự rõ ràng có thể còn cấp bách hơn khi phải đối phó Nga hoặc Trung Quốc.

Hệ thống phòng không S-400, mà phương tiện truyền thông Nga đôi khi tuyên bố có thể theo dõi và tấn công các máy bay tàng hình, được biết là đã trở nên tiên tiến hơn nhiều về mặt kỹ thuật.

Nó không chỉ là thiết bị di động mà còn được nối mạng ngày càng nhiều với công nghệ xử lý kỹ thuật số tốc độ cao, cho phép một vị trí phát hiện có thể nhanh chóng chia sẻ dữ liệu theo dõi với một vị trí khác.

Điều này khá quan trọng, đặc biệt trong trường hợp các tiêm kích tàng hình F-22 và F-35 dựa vào khả năng động, tránh bị phát hiện bằng cách "ra khỏi" trường quan sát của radar.

Tuy nhiên, nếu radar S-400 có khả năng nhanh chóng gửi dữ liệu theo dõi đến một hệ thống khác, chúng có thể có cơ hội tốt hơn để thiết lập "vòng theo dõi" liên tục và nâng cao khả năng bắt bám mục tiêu.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại