Vì sao LX không viện trợ An-12 cho Việt Nam để thay thế C-130?

Sao Đỏ |

Khi toàn bộ máy bay vận tải C-130 chiến lợi phẩm phải ngừng hoạt động do thiếu phụ tùng đảm bảo, Không quân Việt Nam đứng trước yêu cầu phải được trang bị phương tiện thay thế.

Ra đời sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Trung đoàn Không quân Vận tải 918 (ngày nay là Lữ đoàn Không quân Vận tải 918) ban đầu chủ yếu được trang bị các loại máy bay vận tải thu được của chế độ cũ, chủ yếu là C-130, C-119, C-47, C-7A.

Vì sao LX không viện trợ An-12 cho Việt Nam để thay thế C-130? - Ảnh 1.

Bộ đội Việt Nam được không vận bằng máy bay vận tải C-130 thu từ tay Không quân Việt Nam Cộng hòa

Tuy nhiên chỉ sau 4 năm khai thác sử dụng, từ giữa năm 1979 trở đi, độ tin cậy của các loại máy bay này ngày càng suy giảm, thường xuyên phát sinh hỏng hóc, công tác đảm bảo kỹ thuật hàng không gặp phải vấn đề thiếu hụt vật tư kỹ thuật và khí tài thay thế.

Lực lượng không quân vận tải lúc này đứng trước nhiều khó khăn khi chỉ sau đó 2 năm, đến đầu năm 1981, toàn bộ số máy bay hệ hai của Trung đoàn 918 đã phải ngừng hoàn toàn hoạt động bay.

Vì sao LX không viện trợ An-12 cho Việt Nam để thay thế C-130? - Ảnh 2.

Không quân Việt Nam bắt đầu được tiếp nhận các tiêm kích - bom Su-22 trong giai đoạn cuối thập niên 1970, đầu 1980

Từ năm 1979 đến năm 1984 là khoảng thời gian diễn ra quá trình hiện đại hóa của Không quân Nhân dân Việt Nam, quá trình này diễn ra nhanh chóng và mạnh mẽ với việc tiếp nhận và đưa vào trang bị thêm nhiều loại máy bay mới với số lượng lớn.

Nhằm thay thế cho các máy bay vận tải thế hệ hai đã bị loại khỏi trang bị, Chính phủ Liên Xô đã viện trợ cho lực lượng Không quân Nhân dân Việt Nam số lượng lớn máy bay vận tải hạng nhẹ An-26.

Câu hỏi đặt ra là tại sao Liên Xô không viện trợ cho ta những dòng vận tải cơ có kích thước tương đương C-130 như An-12 (hay thậm chí là An-22) mà lại là An-26?

Vì sao LX không viện trợ An-12 cho Việt Nam để thay thế C-130? - Ảnh 3.

An-12 có sức chứa 90 lính dù hoặc 20 tấn hàng hóa (so với chỉ 40 lính dù hoặc 5,5 tấn hàng của An-26)

Theo Đại tá Nguyễn Anh Sơn - Nguyên Chủ nhiệm bay Lữ đoàn Không quân Vận tải 918: "Nếu như sử dụng những cái loại lớn, thì nó lại lớn quá, cái An-12 nó chở được hơn cái An-26, nhưng nó là thế hệ trước, hơi lạc hậu.

Còn nếu dùng cái An-22 (còn gọi là Antei), một thời cái Antei nó là máy bay vận tải lớn nhất thế giới, sau nó mới đến cái C-5A Galaxy của Mỹ thì nó lại quá to, cho nên các chiếc này (An-26), nó là vừa phải".

Vì sao LX không viện trợ An-12 cho Việt Nam để thay thế C-130? - Ảnh 4.

An-22 mặc dù có kích cỡ rất lớn, mang được 80 tấn hàng nhưng lại chỉ chở được 28 người trong một khoang điều áp bố trí phía trước

Với những lý do trên, thay vì viện trợ một vài chiếc máy bay vận tải cỡ lớn, Liên Xô đã chuyển giao cho Việt Nam tới 50 chiếc An-26, số lượng này vẫn đủ để phục vụ nhu cầu chuyển quân từ Nam ra Bắc hay sang chiến trường Campuchia lúc cần thiết.

Ngoài ra An-26 cũng được đánh giá phù hợp hơn với điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật cũng như đảm bảo của Không quân Nhân dân Việt Nam khi đó. Do vậy quyết định trên của Liên Xô là hợp lý!

Xem video: Hồ sơ chiến tranh nhân dân - Chiến binh thầm lặng (Phần 1). Nguồn: Truyền hình Quốc phòng Việt Nam.

Hồ sơ chiến tranh nhân dân - Chiến binh thầm lặng (Phần 1)

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại