Kết cấu bị thay đổi: Khoai tây luộc, khi để trong tủ lạnh, sẽ trải qua quá trình biến đổi về kết cấu. Môi trường lạnh khiến tinh bột trong khoai tây chuyển sang dạng tinh thể hơn và khi hâm nóng lại, chúng sẽ chuyển sang dạng hạt và dạng bột. Chính điều này sẽ khiến trải nghiệm ăn uống của bạn trở nên nhạt nhẽo.
Mất hương vị: Khi để lạnh sẽ khiến món khoai tây luộc bị mất hương vị. Nhiệt độ lạnh cản trở các hợp chất dễ bay hơi tạo nên hương vị riêng biệt của khoai tây, dẫn đến trải nghiệm ẩm thực nhạt nhẽo và kém ngon miệng. Để thưởng thức trọn vẹn hương vị đậm đà của khoai tây luộc, bạn nên bảo quản chúng ở nhiệt độ phòng.
Mức acrylamide cao hơn: Acrylamide, một hóa chất có khả năng gây hại, có thể hình thành khi khoai tây được nấu ở nhiệt độ cao như luộc hoặc nướng. Khi làm lạnh khoai tây luộc rồi hâm nóng lại có thể làm tăng nồng độ acrylamide. Do đó bảo quản chúng ở nhiệt độ phòng sẽ giảm thiểu nguy cơ hình thành acrylamide, việc ăn uống trở nên an toàn hơn và lành mạnh hơn.
Mất chất dinh dưỡng: Khoai tây luộc là nguồn dinh dưỡng dồi dào, chứa nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu. Khi bảo quản lạnh sẽ làm mất chất dinh dưỡng. Việc tiếp xúc với nhiệt độ lạnh sẽ làm suy giảm một số vitamin, chẳng hạn như vitamin C, ảnh hưởng đến thành phần dinh dưỡng tổng thể của khoai tây.
Hình thành chất gây ung thư: Làm lạnh khoai tây luộc góp phần hình thành các chất gây ung thư tiềm ẩn. Bởi khi khoai tây bảo quản lạnh được hâm nóng ở nhiệt độ cao, đường và axit amin trong khoai tây phản ứng tạo thành acrylamide, một chất có liên quan đến ung thư.
Khoai tây dễ hư hỏng: Trái ngược với quan điểm cho rằng việc bảo quản lạnh sẽ giúp tăng độ tươi, khoai tây luộc bảo quản trong tủ lạnh sẽ dễ bị hư hỏng nhanh hơn. Môi trường lạnh dẫn đến sự phát triển của vị ngọt khó chịu do sự chuyển hóa tinh bột thành đường.
Khoai tây luộc là món ngon, bổ dưỡng và tốt cho sức khỏe. Do đó để món ăn giữ được các chất dinh dưỡng, kết cấu và an toàn thì bạn nên bảo quản chúng ở nhiệt độ phòng thay vì cho vào tủ lạnh.