Vì sao DN phản ứng Bộ Công thương cho nhập 200.000 tấn đường?

Minh Lâm |

Các doanh nghiệp mía đường đã có lời “khẩn cầu” đối với Bộ Công thương khi được biết Bộ này đã đề nghị Chính phủ cho nhập khẩu bổ sung 200.000 tấn đường.

Theo đó, Bộ Công thương đã ban hành Thông tư 09/2016/TT-BCT ngày 1/7/2016 quy định việc bổ sung hạn ngạch thuế quan nhập khẩu mặt hàng đường năm 2016 với lượng 100.000 tấn không kể 85.000 tấn theo cam kết WTO, đường của Hoàng Anh Gia Lai từ Lào đưa về.

Hiệp hội mía đường Việt Nam cho biết tại TP.HCM, vụ sản xuất năm 2015 – 2016 cả nước có 41 nhà máy đường hoạt động tổng công suất thiết kế là 150.500TMN, tương đương với vụ trước với sản lượng đường dự báo sản xuất được là 1.237.300 tấn.

rong đó đường luyện là 700.000 tấn. So với vụ trước, sản lượng đường giảm 180.500 tấn (12,73%), đây là năm thứ hai liên tiếp giảm sản lượng đường.

Đến ngày 15/6/2016, lượng đường tồn tại kho các nhà máy là 416.009 tấn, cao hơn cùng kỳ năm trước 26.569 tấn.

Tổng lượng đường các nhà máy bán ra trong 6 tháng đầu năm 2016 là 821.291 tấn. Chủ yếu là tiêu thụ trong nước. So với 6 tháng đầu năm 2015 tổng lượng đường bán ra giảm 204.479 tấn

Trước thông tin về lượng đường đang tồn kho trong nước và thông tin sẽ nhập đường bổ sung trong thời gian tới, bà Bùi Thị Quy TGĐ một công ty mía đường tại tỉnh Phú Yên nói thẳng: “Không nên nhập khẩu 200.000 tấn đường.

Bởi đang tồn kho trên 400.000 tấn đường. Tại sao không tạo điều kiện cho ngành đường phát triển mà phải nhập đường?”

Một đại diện Tổng công ty mía đường 1 cũng nói: “Nhập khẩu WTO là 85.000 tấn đến giờ chưa thực hiện được, mà tại sao phải nhập thêm 200.000 tấn nữa?”

Trong khi đó ông Lê Văn Phương, TGĐ công ty mía đường Lam Sơn thì cho biết: “Trong các báo cáo chưa tính đến vấn đề nhập lậu, hiện từ 250.000 – 3000.0000 tấn theo đánh giá của Hiệp hội họp.

Theo đó lượng đường tồn kho của nước ta là hơn 300.000 tấn, vụ sau dự báo tồn sẽ hơn 500.000 tấn đường. Tại sao không nhập theo WTO là 85.000 tấn đường trước để ổn định cung cầu mà phải nhập 100.000 tấn trước. Ta cần xem xét lại”.

Trước phản ứng của các doanh nghiệp, ông Nguyễn Lộc Anh, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương cho biết:

“Sản lượng đường ước tính giảm 200.000 tấn so với niên vụ trước, nên đây là năm đầu tiên kể từ năm 2012, phải xin Chính phủ nhập khẩu một lượng đường là 200.000 tấn ngoài lượng đường nhập khẩu tối thiểu theo cam kết WTO là 83.000 tấn”.

Thời gian qua, Hiệp hội mía đường phối hợp với các cơ quan chức năng đã phát hiện, phá nhiều vụ nhập lậu lớn.

Cụ thể, tiếp theo vụ trùm buôn lậu Tỷ “đường” bị bắt vào tháng 2/2015, hai đường dây buôn lậu đường khác ở An Giang cũng bị triệt hạ là của Nguyễn Thị Giếng (9/2015) và của Vi Thị Kim Mai (1/2016). Ngoài ra các đường dây khác cũng bị ngăn chặn và bị bắt tịch thu nhiều lô đường lớn.

Tại hội nghị, ông Phạm Quang Vinh – Phó Tổng GĐ điều hành công ty CP mía đường Cần Thơ nhận xét 6 tháng hoạt động và chống buôn lậu:

“Trong đánh giá cung cầu của các báo cáo, chưa thấy đánh giá về đường nhập lậu! Hiện tại vùng ĐBSCL, biên giới An Giang nhập lậu rất… dữ. Hàng năm nhập lậu theo chúng tôi đánh giá không dưới 200.000 tấn đường”.

Ông Lê Văn Phương, TGĐ công ty mía đường Lam Sơn cũng đồng nhận định: “Trong các báo cáo chưa tính đến vấn đề nhập lậu, hiện từ 250.000 – 3000.0000 tấn theo đánh giá của Hiệp hội họp hôm trước”.

Trong khi đó GĐ công ty TNHH thương mại Toàn Phát cho rằng: “Giá đường thời gian qua “lên cao” thì đường lậu về nhiều. Đường lậu tại TP.HCM và ĐBSCL rất nhiều, phải trên 300.000 tấn. Cuối tháng 3 là giá đường bán rất cao và chúng tôi không kinh doanh được”.

Đại diện Hiệp hội mía đường Việt Nam thì cho rằng: “ Cho đến nay, đường lậu không ồ ạt nhưng vẫn thâm nhập, mở rộng địa bàn nhưng như nhiều năm trước”.

Tuy nhiên, Hiệp hội cũng đánh giá rằng dù còn tình trạng nhập lậu nhưng nhờ các cơ quan chức năng chống buôn lậu ngăn chặn có hiệu quả nên hoạt động đường lậu tuy có mở rộng địa bàn nhưng số lượng được hạn chế hơn các năm trước.

“Hiệp hội đã trích quỹ chống buôn lậu, khen thưởng kịp thời cho công an tỉnh An Giang. Kết quả của việc chống buôn lậu đã góp phần làm cho việc tiêu thụ đường sản xuất trong nước tốt hơn” – vi này cho biết.

Tuy vậy cũng cho ý kiến cho rằng việc chống buôn lậu đã đem lại lợi ích lớn cho các nhà máy đường và việc góp quỹ chống buôn lậu đường với mức đóng góp chỉ 2 đồng/kg là cần thiết, nhưng hiện vẫn có doanh nghiệp trong và ngoài hiệp hội thiếu tự nguyện, từ chối và cho rằng đó là nhiệm vụ của các cơ quan chức năng.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại