Theo Global News, chỉ trong vòng hơn 1 tháng diễn ra hai vụ đào tẩu liên tiếp của binh sỹ Triều Tiên tại khu vực biên giới Triều Tiên – Hàn Quốc. Giới chức Hàn Quốc cho biết có 4 binh sỹ từng đào tẩu ở khu vực biên giới trong năm 2017.
Theo các chuyên gia, phần lớn những người trốn khỏi Triều Tiên thường lựa chọn đi qua biên giới phía Bắc với Trung Quốc. Để chọn đào tẩu qua vùng khi quân sự DMZ này, họ phải có động lực rất to lớn.
DMZ là một vị trí nguy hiểm. Với chiều rộng 4 km chia đều 2 phía, cả Triều Tiên và Hàn Quốc đều đặt hàng rào ở nơi này, để lại một khoảng trống lớn ở giữa.
Đường biên giữa Triều Tiên và Hàn Quốc không thực sự có hàng rào nào, thay vào đó là các biển báo cách nhau khoảng 100 m cảnh báo mọi người cần tránh xa.
Dù có tên là vùng phi quân sự, song hai bên đều có lính gác được vũ trang đầy đủ, có nhiều bãi mìn và trạm tuần tra giữa hai khu vực.
Theo David Maxweill, chuyên gia tại viện nghiên cứu Mỹ - Triều và từng làm nhiệm vụ tuần tra DMZ, binh sỹ đào tẩu hôm 21/12 có thể là người làm nhiệm vụ canh phòng phía trong hàng rào khi đã lợi dụng sương dày để bỏ trốn.
Các chuyên gia cho rằng, bên cạnh những lí do cá nhân như không tin tưởng cấp trên, các binh sỹ Triều Tiên có nhiều lí do khác để muốn ra đi tìm kiếm cuộc sống ở một nơi khác.
Đó có thể là tình trạng sức khỏe, chế độ đãi ngộ, lương thực, y tế… Binh sỹ bỏ trốn tháng 11/2017 đã phải điều trị cả những vết thương lẫn bệnh viêm gan và kí sinh trùng đường ruột.
Bên cạnh đó việc một binh sỹ bỏ trốn khiến những đồng đội phải đối mặt với hậu quả và muốn tự bỏ trốn theo.
Vì để một người đào tẩu thành công thì phải có ai đó không làm tròn nhiệm vụ, ai đó để cho họ đào tẩu hoặc lơ là việc quan sát, vì vậy phải có ai đó chịu trách nhiệm.
Video: Tiết lộ vụ đào tẩu kịch tính của binh sỹ Triều Tiên
Tiết lộ vụ đào tẩu kịch tính của binh sỹ Triều Tiên