Sau sự sụp đổ của Liên Xô, Belarus đã kế thừa một kho vũ khí đáng kể, từ xe tăng chiến đấu chủ lực T-72 và T-80 đến một số phi đội máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư tiên tiến.
Trong số các máy bay chiến đấu hiện đại họ được thừa hưởng có số lượng lớn máy bay chiến đấu hạng trung MiG-29, máy bay cường kích Su-24M, máy bay cường kích Su-25 và máy bay tiêm kích hạng nặng Su-27.
Ít nhất một phi đội đánh chặn MiG-25PD, một thiết kế thế hệ thứ ba rất tốn kém, cực kỳ nhanh và nặng được nâng cấp lên tiêu chuẩn thế hệ thứ tư, cũng được đưa vào sử dụng.
Nền kinh tế nhỏ bé của Belarus, với dân số dưới 10 triệu và GDP bình quân đầu người thấp hơn Nga, có nghĩa là không thuận lợi trong việc chi trả chi phí vận hành cho các máy bay này.
Kết quả là sự chấm dứt hoạt động của MiG-25, máy có chi phí vận hành cao nhất, thương vụ bán các máy bay MiG-29 và Su-24 cho Sudan và niêm cất số MiG-29 còn lại.
Tất cả các máy bay chiến đấu MiG-23 và MiG-21 thế hệ thứ ba cũng đã ngay lập tức được cho nghỉ hưu. Như vậy, không quâ Belarus chỉ còn ba loại máy bay chiến đấu chính - Su-25, MiG-29 và Su-27.
Su-27 là một tài sản nổi bật đối với một nước nhỏ, và chỉ bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 1985 với tư cách là máy bay chiến đấu ưu thế trên không ưu tú nhất của Liên Xô.
Nó được coi là máy bay chiến đấu có khả năng cao nhất được sử dụng trên thế giới khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, được trang bị một radar rất lớn và mạnh mẽ, khung thân máy bay có khả năng cơ động cao, tên lửa không đối không R-27 tiên tiến.
Trong khi hai chiếc Su-27 được bán cho Mỹ, 22 chiếc vẫn hoạt động ở Belarus với tư cách là máy bay chiến đấu nặng nhất ở châu Âu – cùng với phi đội Su-27 của Ukraine láng giềng đông đảo hơn.
Mặc dù có khả năng nâng cấp máy bay trong nước, Belarus không đủ khả năng vận hành loại máy bay chiến đấu có chi phí vận hành cao như vậy. Những chiếc Su-27 vì thế đã được rút khỏi tiền tuyến và được niêm cất từ tháng 12/2012.
Liên quan đến lý do nghỉ hưu của tiêm kích Su-27, Tư lệnh Phòng không Không quân Belarus, thiếu tướng Oleg Dvigalev nói: Su-27 là một máy bay có chi phí hoạt động cao, nó tiêu tốn rất nhiều nhiên liệu.
Đó là điều bất khả thi trong điều kiện của Belarus. Ngay cả để kiểm tra các mục tiêu trong tầm kiểm soát, chúng tôi đã phải cất cánh Su-27, giả sử, từ căn cứ không quân ở Baranovichi và cho nó bay trong gần 1,5 giờ sau khi nhiệm vụ kết thúc chỉ để tiêu thụ phần nhiên liệu còn lại.
Một chiếc máy bay tiêu thụ 2-3 tấn dầu không để làm gì. Thật lãng phí. Do đó, chúng tôi không còn sử dụng máy bay này nữa”.
Một yếu tố khác là nhu cầu nâng cấp ngày càng tăng để giữ cho tiêm kích Su-27 hoạt động hiệu quả, trong khi phi đội Su-27 của Nga được trang bị các cảm biến hiện đại và hệ thống tác chiến điện tử, các loại tên lửa dẫn đường radar chủ động mới. Belarus có đủ khả năng nâng cấp tương tự hay không vẫn còn là câu hỏi.
Việc nghỉ hưu của Su-27 khiến Không quân Belarus không còn máy bay nào có năng lực nổi bật, chỉ có hai phi đội máy bay chiến đấu MiG-29 có trọng lượng trung bình đã trải qua một số hiện đại hóa trong nước.
Mặc dù kém hơn nhiều so với tiêm kích Su-27 trong vai trò không đối không, MiG-29 được thiết kế để bao phủ một khu vực nhỏ hơn nhiều và có chi phí vận hành thấp hơn đáng kể. Do đó, việc nghỉ hưu của Su-27 được kỳ vọng sẽ tạo điều để các phi công Belarus có nhiều giờ bay hơn.
Theo Military Watch, mặc dù đã cho nghỉ hưu tiêm kích Su-27, Belarus vẫn giúp nâng cấp phi đội Su-27 Việt Nam. Tuy nhiên, trong bối cảnh các lực lượng NATO đang tiến tới gần biên giới, Belarus gần đây đã phải mua 12 máy bay chiến đấu hạng nặng Su-30SM từ Nga.
Và với năng lực nâng cấp, rất có thể Belarus sẽ nâng cấp các tiêm kích Su-27 đang niêm cất và cho chúng quay trở lại phục vụ.