Về một Nhật Bản và tham vọng hạt nhân

Văn Chương |

Nhật Bản không phải là quốc gia vũ khí hạt nhân. Các học giả vẫn đang tranh luận sôi nổi rằng tại sao Nhật Bản (quốc gia công nghiệp hóa tiên tiến nhất thế giới, cũng như là khu vực có hoạt động quân sự sôi động nhất thế giới) lại không tìm kiếm các loại vũ khí hạt nhân để nhằm tăng cường năng lực an ninh cho chính mình?

Chắc chắn là Nhật Bản có thừa khả năng khi nước này có lĩnh vực công nghệ hạt nhân tinh xảo cao, và có tiềm năng để trở thành cường quốc vũ khí hạt nhân tinh vi nhất Á Châu.

Chỉ trong vòng một thập kỷ qua, Nhật Bản đã nhận được sự tái tập trung mới khi mà một số học giả đã nhìn thấy các thái độ dân tộc chủ nghĩa và kêu gọi đánh giá lại chính sách phi hạt nhân của nước này.

Mặc dù có những nhận xét về sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc, tuy nhiên nó chỉ giữ ở mức độ khiêm tốn và phần đông giới học giả tin rằng những ràng buộc trong nước cùng sức mạnh của liên minh Mỹ - Nhật sẽ làm giới hạn khả năng Nhật Bản đeo đuổi chương trình vũ khí hạt nhân xét trong tương lai gần.

Trong ngắn hạn, có quan điểm cho rằng các chuẩn mực chính trị của Nhật Bản và sức mạnh Mỹ sẽ chỉ giúp mở rộng chiến lược hiện tại của Nhật Bản.

Về một Nhật Bản và tham vọng hạt nhân - Ảnh 1.

Nhiều người Nhật vẫn còn bị ám ảnh bởi thảm họa tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima.

Nhiều ý kiến cho rằng Nhật Bản cần phải có nhiều hơn “một tâm trạng đổi mới” trước khi chính thức trở thành một cường quốc vũ khí hạt nhân. Do đó, việc tiếp tục chính sách phi hạt nhân hóa của Nhật Bản sẽ vẫn chiếm ưu thế trong tương lai gần.

Dự đoán về một Nhật Bản nguyên tử

Hai học giả Montgomery và Sagan cho rằng các nghiên cứu định lượng sẽ không dự đoán chính xác sự gia tăng hạt nhân của Nhật Bản do không đủ bộ dữ liệu và mã hóa lỏng lẻo.

Do đó sự gia tăng của Nhật Bản thường được kiểm tra bằng cách sử dụng phân tích định tính, đó là thường nhấn mạnh vào các yếu tố trong nước. Vì một số lý do nhạy cảm nên không phải tất cả các yếu tố đều được đem ra thảo luận. Nhật Bản luôn ủng hộ toàn cầu đối với vấn đề thủ tiêu vũ khí hạt nhân quốc tế.

Có 3 yếu tố then chốt đóng góp cho vị thế này của Nhật Bản. Trước hết, Nhật Bản có một nền văn hóa bài trừ vũ khí hạt nhân mạnh mẽ trong làn sóng việc Mỹ ném 2 quả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki.

Thứ hai, Điều 9 của Hiến pháp Nhật Bản đã giúp tạo ra một nền văn hóa chiến lược “phản chiến”, theo đó tình cảm chống lại quân đội trỗi dậy mạnh mẽ đang bị chặn lại (khi thảo luận về vũ khí hạt nhân). Thứ ba, liên minh của Nhật Bản với Mỹ (và “chiếc ô hạt nhân” tiếp theo) đã cho phép nước này phát triển một lực lượng phòng thủ không vũ khí hạt nhân.

Về một Nhật Bản và tham vọng hạt nhân - Ảnh 2.

Thử nghiệm Hệ thống phòng thủ tên lửa chiến tướng (TMD) của Mỹ. Ảnh: Wired.

Lấy ví dụ như, phần lớn các cuộc trưng cầu dân ý đã chỉ ra rằng công chúng Nhật Bản kiên quyết phản đối vũ khí hạt nhân và rằng cần phải có một thay đổi văn hóa và xã hội mới có thể đảo ngược tình thế này.

Nhật Bản là nước ủng hộ Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT), Hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện (CTBT), khởi xướng các hội nghị của Liên Hiệp Quốc về giải trừ quân bị, cũng như có công đóng góp vào Sáng kiến an ninh phổ biến (PSI).

Ngoài ra bất chấp những lời xì xầm thì Hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật vẫn tồn tại và “lâu dài hơn bất kỳ liên minh nào” giữa 2 siêu cường kể từ Hòa ước Westphalia năm 1648.

Điều gì sẽ thay đổi?

Tuy vậy, một số học giả đã ghi nhận có một tư tưởng với về chủ nghĩa dân tộc của người Nhật đã góp phần vào những cuộc thảo luận mới mẻ về các chính sách quốc phòng và chiến lược hiện tại của nước này.

Đáng chú ý là các chính trị gia Nhật đang cố gắng “đùa” với sự cấm kỵ vũ khí hạt nhân đã tồn tại suốt hơn 60 năm. Cuộc trưng cầu do báo TokyoShimbun tiến hành đã khám phá ra rằng có 83 trong số 724 thành viên của Diet (Quốc hội Nhật Bản) đã công khai ủng hộ việc Nhật Bản trở thành cường quốc vũ khí hạt nhân trước sự đe dọa từ những mối nguy ngay bên cạnh.

Năm 2002, Chánh văn phòng nội các Nhật Bản, Yasuo Fukuda, đã phát biểu rằng cuộc tranh luận về tái đánh giá Hiến pháp Nhật (đặc biệt là Điều 9) cũng có thể nhìn thấy một số bổ sung đối với chính sách phi hạt nhân hóa. Bất chấp những nhận thức này thì chính sách chính thức của Chính phủ Nhật vẫn tiếp tục nhấn mạnh vào lập trường phi hạt nhân hóa của nước này.

Về một Nhật Bản và tham vọng hạt nhân - Ảnh 3.

Ký ức kinh hoàng về việc Mỹ thả bom nguyên tử xuống hai thành phố Hiroshima và Nagasaki cho đến nay vẫn khiến nhiều người Nhật từ chối nước này phát triển vũ khí hạt nhân. Ảnh nguồn: Time Magazine.

Tại lễ kỷ niệm 40 năm ngày thành lập NPT vào năm 2010, ông Katsuya Okada, nguyên Ngoại trưởng Nhật Bản đã phát biểu rằng: “Nhật Bản đánh giá cao hiệp ước này và cùng với 190 quốc gia thành viên, đã đóng góp đáng kể vào việc nhận thức tầm quan trọng của an ninh và hòa bình quốc tế...

Nhật Bản dự định sẽ đóng một vai trò tích cực tại Hội nghị thượng đỉnh an ninh hạt nhân toàn cầu vào tháng 4-2010 và Hội nghị đánh giá NPT vào tháng 5-2010, vì thế đóng góp cho thành tựu “thế giới phi vũ khí hạt nhân”.

Mặc dầu vậy, những mối bận tâm khu vực đang tạo ra một cuộc thảo luận kỹ lưỡng hơn về lực lượng phòng vệ của Nhật Bản. Một số người tin rằng Nhật Bản (một cường quốc hùng mạnh về kinh tế) nên sở hữu một đội quân thường trực truyền thống.

Năm 2013, Nhật Bản công bố chiếc tàu hải quân mới toanh, dài 250 mét, nặng 24.000 tấn và được quảng bá là tàu khu trục chở trực thăng nhưng qua phân tích thì có thể khẳng định chiếc tàu mới dễ được cải tạo lại thành tàu sân bay.

Ngoài ra, Nhật Bản hiện đang duy trì ngân sách quân sự lớn hàng thứ 8 thế giới với số tiền tương đương 48,6 tỷ USD chỉ tính riêng trong năm 2013. Song có một sự thật là ngân sách quốc phòng của Nhật Bản đã bị thu hẹp mỗi năm trong suốt 11 năm qua.

Và để đối phó với các cuộc thử nghiệm tên lửa của Bình Nhưỡng, Tokyo đã làm việc chặt chẽ hơn với Washington nhằm nâng cấp Hệ thống phòng thủ tên lửa chiến trường (TMD).

Một số học giả nhận định rằng điều này có thể khuyến khích các nhà lập kế hoạch Nhật Bản tái xem xét các chính sách an ninh quốc gia rộng hơn của nước này, và nó sẽ có những tác động trực tiếp hơn đến chính sách vũ khí phi hạt nhân xứ sở mặt trời mọc.

Tuy nhiên, một sự thay đổi như thế vẫn chưa thể xảy ra, và việc thiết lập một chương trình vũ khí hạt nhân là rất khó thực hiện. Thêm nữa còn rất nhiều rào cản cần phải vượt qua trước khi Nhật Bản có thể tự xây dựng chương trình của riêng mình.

Năng lực hạt nhân của Nhật Bản

Phải khẳng định một điều rằng Nhật Bản rất thành thạo về công nghệ hạt nhân khi họ có một nền năng lượng hạt nhân tiên tiến cũng như các cơ sở xử lý plutonium nhằm kéo dài chu kỳ nhiên liệu hạt nhân.

Ước tính rằng Nhật Bản hiện đang sở hữu 44 tấn Plutonium đơn phân tách, những kho hạt nhân này được cho là vẫn đang được dùng cho nhu cầu dân sự hoặc tư nhân, và chúng tuân theo các biện pháp bảo vệ của Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA), và chỉ có khoảng 5% tổng kho dự trữ hạt nhân hiện thật sự đang nằm trên lãnh thổ Nhật Bản.

Mức độ xử lý hạt nhân tinh vi này đã vượt xa khả năng xử lý ở những quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân ở Châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan hay CHDCND Triều Tiên.

Như vậy, Nhật Bản hoàn toàn có tiềm năng để trở thành cường quốc vũ khí hạt nhân tinh vi nhất Châu Á. Và với năng lực công nghệ cùng các kho dự trữ plutonium, các học giả ước tính rằng Nhật Bản có tiềm năng sẽ lắp ráp vũ khí hạt nhân chỉ trong vòng 12 tháng và số lượng có thể đạt 5.000 đầu đạn.

Đồng thời tin tức về việc Nhật Bản có tham vọng trở thành siêu cường hạt nhân không phải là chuyện mới mẻ gì bởi năm 1957, Tổ chức ước tính tình báo quốc gia Mỹ (NIE) đã xác nhận rằng Nhật Bản đang là ứng viên hàng đầu để theo đuổi chương trình vũ khí hạt nhân chỉ trong vòng một thập niên tới (theo báo cáo Potter & Mukhatzhanova năm 2010).

Về một Nhật Bản và tham vọng hạt nhân - Ảnh 4.

Lò phản ứng nhanh Monju, một phần của Nhà máy điện hạt nhân Tsuruga của Nhật Bản. Ảnh nguồn: Hani.co.kr.

Tính khả thi

Ngay cả nếu như chương trình vũ khí hạt nhân mang tính khả thi thì tác động của nó sẽ rất to lớn. Thứ nhất là trở ngại ngay trong nước Nhật liên quan đến việc cấm vận chuyển các vật liệu hạt nhân dùng cho nhu cầu quân sự.

Yêu cầu này đã được quy định trong Luật căn bản về năng lượng nguyên tử (BLAE). Tuy nhiên, Quốc hội Nhật Bản có thể gỡ bỏ quy định này với sự ủng hộ từ các nghị sỹ đối lập.

Năm 2002, Phó chánh văn phòng nội các Nhật Bản, ông Shinzo Abe (sau này là Thủ tướng Nhật) đã đăng đàn công khai nói rằng Nhật Bản có thể phát triển vũ khí hạt nhân một cách hợp pháp miễn là các kho dự trữ vẫn ở mức nhỏ - có nghĩa là dùng cho các mục đích phòng thủ.

Nhưng với tư cách là thành viên của NPT, nếu phát triển vũ khí hạt nhân thì Nhật Bản sẽ vi phạm luật quốc tế trừ phi họ rút khỏi hiệp ước này.

Nhưng ngay cả khi đó, nếu Nhật Bản rút khỏi hiệp ước NPT thì họ sẽ bị cô lập ngoại giao và khiến các láng giềng trong khu vực rung chuông cảnh báo. Như vậy, Nhật Bản không chỉ cần sự hỗ trợ pháp lý trong nước mà còn phải được xem xét những tác động quốc tế của việc theo đuổi chương trình vũ khí hạt nhân.

Chẳng hạn như giáo sư kinh tế chính trị nổi tiếng Francis Fukuyama từng phát biểu rằng việc tái vũ trang của Nhật Bản không nên đe dọa các láng giềng Á Châu. Mặc dầu vậy với những bất bình lịch sử kể từ thời kỳ Chiến tranh thế giới lần thứ hai (ĐCTGII), Nhật Bản có thể tạo ra cuộc chạy đua vũ trang ở Châu Á.

Tính cần thiết của chương trình vũ khí hạt nhân

Chiếc ô an ninh hạt nhân của Mỹ đã ảnh hưởng sâu sắc đến quyết định tiếp tục lập trường chống hạt nhân của Nhật Bản. Việc đảm bảo an ninh đã được củng cố bởi Hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật.

Lợi ích của hiệp ước này là đôi bên cùng có lợi: Nhật Bản cung cấp cho Mỹ “chiếc tàu sân bay không thể bị đánh chìm” nhằm giúp cho Mỹ tiếp tục thực hiện những mục tiêu chiến lược ở Đông Á, đổi lại Mỹ sẽ giúp đảm bảo an ninh cho nước Nhật, cho phép Nhật tái xây dựng nền kinh tế, tiếp cận các thị trường Mỹ và giữ chi tiêu quốc phòng ở mức độ nhỏ.

Trong khi vẫn có những căng thẳng trong bất kỳ mối quan hệ song phương nào thì liên minh này vẫn tiếp tục được củng cố cũng bởi một phần là do Mỹ xoay trục sang Châu Á.

Nếu một khi Mỹ rút một lượng đáng kể quân số ra khỏi khu vực, Nhật Bản sẽ có xu hướng tăng cường khả năng quốc phòng và tái xét lại tổng thể vị trí chiến lược của mình.

Ngoài ra nếu Mỹ cắt giảm mạnh kho dự trữ của họ thì sẽ đặt ra câu hỏi về khả năng của Mỹ trong việc bảo vệ Nhật Bản, vô hình trung tạo nên cám dỗ thôi thúc Nhật Bản tự thiết lập chương trình vũ khí hạt nhân cho riêng mình.

Mặt khác, học giả Huge White cho rằng sự phụ thuộc của Nhật Bản vào an ninh Mỹ có thể mang tính trách nhiệm hơn nếu mối quan hệ Mỹ - Trung nảy nở khiến lợi ích của Tokyo bị gạt ra rìa và khuyến khích nước này gia tăng vị thế của mình.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại