Việc Trung Quốc đang phát triển một tên lửa đạn đạo siêu thanh - có khả năng đạt tốc độ cao hơn tốc độ âm thanh và xuyên thủng lá chắn tên lửa của Mỹ - là mối đe dọa đối với sự ổn định trong khu vực, SCMP dẫn lời một nhà phân tích quân sự cảnh báo.
Nguồn tin từ Tập đoàn Khoa học và Công nghiệp Hàng không Vũ trụ Trung Quốc (CASIC) cho biết, tên lửa DF-17, hiện đang được phát triển, sẽ có thể đạt tốc độ siêu thanh, có thể chuyển mục tiêu trong khi đang bay, sẽ khiến nó bay ít bị nhắm tới bởi các hệ thống phòng thủ của các quốc gia khác.
DF-17 cũng sẽ có mang theo cả tên lửa hạt nhân và thông thường, theo nguồn tin trên, đã đề nghị dấu tên do tính nhạy cảm của chủ đề.
Hiện tại, có hai viện thuộc CASIC đang cạnh tranh để phát triển các tính năng nâng cao này, nguồn tin này cho biết thêm.
Cộng đồng tình báo Hoa Kỳ, đánh giá rằng DF-17 dự kiến sẽ đạt được khả năng hoạt động ban đầu vào năm 2020. Ngoài Trung Quốc, Hoa Kỳ và Nga cũng đang phát triển công nghệ cơ động siêu thanh, theo sau DF-17 của Trung Quốc.
Adam Ni, một nhà nghiên cứu quân sự tại Đại học Macquarie ở Sydney, cho biết những phát triển về khả năng răn đe hạt nhân của DF-17 được tăng cường để nó có khả năng xuyên thủng các lá chắn tên lửa hiện có của Mỹ.
Tuy nhiên, cuộc đua phát triển các tên lửa siêu thanh như DF-17 có nguy cơ gây mất ổn định khu vực vì các vũ khí siêu thanh làm giảm thời gian ra quyết định, chỉ còn vài phút trước khi chúng hạ cánh xuống. Điều này buộc các nhà lãnh đạo phải đưa ra quyết định về hậu quả trong một khoảng thời gian rất ngắn, Ni nói.
Trung Quốc đã tiến hành hai cuộc thử nghiệm DF-17 vào tháng 11 năm 2017, trong đó, vụ thử lần đầu tiên diễn ra tại Trung tâm phóng không gian Jiuquan ở Nội Mông. Tên lửa đã đi khoảng 1,400km (870 dặm).