Ukraine từng định “cướp” bản hợp đồng xe tăng T-90 với Ấn Độ của Nga

Bảo Lam |

Vào năm 2011, các nguồn tin phía Ukraine bắt đầu tung tin rằng, dường như, một phiên bản của chiếc xe tăng T-90 sơn màu cát sa mạc đã được vận chuyển tới Kharkov (Ukraine).

Từ trước khi cắt đứt quan hệ với Nga rất lâu, Ukraine đã triển khai một cuộc chiến tranh thông tin chống lại Nga trong lĩnh vực kinh doanh vũ khí. Cuộc chiến này không khoan nhượng và nhằm mục tiêu triệt hạ lẫn nhau. Đôi khi còn sử dụng cả những hành động khiêu khích và phương pháp cấm kỵ.

Một trong những điểm nóng nhất của "chiến trường" là cuộc chiến giành các đơn đặt hàng trong lĩnh vực khí tài tăng thiết giáp. Tại đây, Nga chịu sự cạnh tranh rất gay gắt. Thực ra, thành công duy nhất mà Ukraine đạt được là tại Pakistan, quốc gia mà Nga không cung cấp khí tài quân sự vào thập niên 90.

Ukraine từng định “cướp” bản hợp đồng xe tăng T-90 với Ấn Độ của Nga - Ảnh 1.

Xe tăng T-90 của Ấn Độ.

Có thể liệt kê một danh sách dài các "miếng đòn" tuyên truyền của Ukraine nhằm vào sản phẩm quốc phòng Nga, nhưng bài viết này chỉ nhắc tới câu chuyện xảy ra cách đây không lâu, khoảng 2 năm trước khi xảy ra cuộc cách mạng Maidan.

Vào năm 2011, các nguồn tin phía Ukraine bắt đầu tung tin rằng, dường như, một phiên bản của chiếc xe tăng T-90S sơn màu cát sa mạc đã được vận chuyển tới Kharkov (Ukraine). Người ta không nêu rõ chiếc xe tăng này tới từ đâu, nhưng có ý cho rằng đó là Ấn Độ.

Ukraine từng định “cướp” bản hợp đồng xe tăng T-90 với Ấn Độ của Nga - Ảnh 2.

Xe tăng T-90 của Ấn Độ.

Các chuyên gia Nga bắt đầu nghi ngờ về một hành động khiêu khích nhằm mục đích cố tình gấy bất hòa giữa Ấn Độ và Nga, tạo nên một bầu không khí nghi ngờ lẫn nhau trong mối quan hệ giữa 2 nước.

Giả thiết này được chứng minh bằng đề nghị của phía Ukraine đưa ra hồi đầu năm 2012 tại triển lãm vũ khí ở Dehli (Ấn Độ) nhằm mục đích nâng cấp các xe tăng T-90S "Bishma" của Ấn Độ cũng như T-72.

Ấn Độ nhận được lời đề nghị cho chương trình nâng cấp theo kiểu "trộn lẫn" giữa T-90 của nhà máy Niznetagilsk và "Oplot" của nhà máy Kharkov. Hệ thống phòng vệ tích cực "Kontakt-5" sẽ được thay thế bằng hệ thống "Duplet".

Sĩ quan chỉ huy xe tăng được trang bị ống ngắm toàn cảnh PNK-6 và súng trung liên điều khiển từ xa 12,7mm.

Động cơ V-92S2 của Nga được thay thế bằng động cơ 6TD-3 công suất 1.400 mã lực. Dự kiến lắp đặt các tổ hợp phòng vệ chủ động và những thiết bị áp chế sóng của các loại bộc phá tự chế. Khẩu pháo, hệ thống chuyển động vẫn được giữ nguyên.

Những thông tin này đã gây ra phản ứng dữ dội tại Nga. Những tuyên bố kiểu như "Ukraine ăn cắp các xe tăng Nga" vẫn còn là nhẹ nhàng nhất. Các chuyên gia quân sự khẳng định rằng Kharkov không có khả năng làm cái gì đó, lấy ví dụ động cơ 6TD-3 chỉ là một nguyên mẫu không hoạt động.

Ukraine từng định “cướp” bản hợp đồng xe tăng T-90 với Ấn Độ của Nga - Ảnh 3.

Xe tăng T-90 của Ấn Độ.

Xin nhắc lại, các doanh nghiệp quốc phòng Ukraine từng chào chương trình nâng cấp T-72 của Algeria, thậm chí họ còn tổ chức trình diễn tại quốc gia này. Nhưng giới quân sự Algeria quyết định hợp tác với nhà máy Niznetaginsk. Và họ đã không phải hối hận.

Việc nhà máy Kharkov không có khả năng xuất xưởng các xe tăng đã được minh chứng trong quá trình thực hiện bản hợp đồng ký kết với Thái Lan. Sự bất ổn về chính trị đã làm tê liệt những mong muốn của phía Ukraine "đánh cắp" thị trường tăng thiết giáp Ấn Độ của Nga.

Xe tăng T-90S trình diễn tính năng

Những lời bàn tán về việc T-90S xuất hiện ở Khakov không còn tiếp tục. Hiện nay không còn ai ở Ukraine nhắc tới hành động không đẹp này.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại