Tướng tình báo Mỹ: Nga là "bậc thầy" về loại hình chiến tranh đặc biệt của tương lai

Anh Tú |

Trung tướng Lục quân Mỹ Karen Gibson cho rằng, một trong những chuyên gia bậc thầy về chiến tranh lưỡng dụng (Hybrid Warfare) hiện nay đó chính là Nga.

Theo chuyên trang Warisboring, các quan chức tình báo cấp cao Quân đội Mỹ đang cảnh báo cơ quan này cần phải tích cực chuẩn bị để sẵn sàng đối phó với loại hình chiến mới trong tương lai - chiến tranh lưỡng dụng (hybrid warfare).

Đây sẽ là một chiến lược chiến tranh rất được ưu tiên trong thế kỷ 21, đặc biệt là với các đối thủ tiềm ẩn của Mỹ như Nga và Trung Quốc.

Trung tướng Lục quân Mỹ Karen Gibson, Phó Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc gia về Quan hệ Đối tác An ninh Quốc gia đã đặc biệt nhấn mạnh tới vấn đề này trong một hội nghị tổ chức ở Virginia hồi tuần trước.

Đối với những ai không nghiên cứu sâu về vấn đề này thì chiến tranh lưỡng dụng được hiểu đơn giản là cách thức sử dụng các biện pháp phi truyền thống như một phần trong chiến lược chiến tranh tổng thể trên khắp các chiến trường.

Những biện pháp này nhằm mục đích làm gián đoạn, vô hiệu hóa hành động của đối phương mà không cần phải tiến hành đối đầu trực tiếp.

Bằng việc sử dụng các đội quân ủy nhiệm, lực lượng thông thường, các chiến dịch làm sai lệch thông tin và tác chiến mạng, chiến tranh lưỡng dụng giống với một cuộc chiến giành giật trí tuệ, tư tưởng nhiều hơn là giành giật lãnh thổ. Mục đích của nó là bắn càng ít đạn càng tốt.

Tướng tình báo Mỹ: Nga là bậc thầy về loại hình chiến tranh đặc biệt của tương lai - Ảnh 1.

Trung tướng Karen Gibson cho rằng, một trong những chuyên gia bậc thầy về chiến tranh lưỡng dụng hiện nay đó chính là Nga, quốc gia đã sử dụng loại hình chiến tranh này rất hiệu quả để giành lợi thế áp đảo trong các cuộc xung đột ở Georgia và Ukraine.

Ở một mức độ thấp hơn là Trung Quốc, nước cũng đã thử nghiệm chiến tranh lưỡng dụng ở Biển Đông cho dù việc xây dựng các đảo nhân tạo trái phép chỉ là một phần ví dụ tương đối khác biệt.

Theo tướng Gibson, chiến tranh lưỡng dụng đã phát triển mạnh mẽ và hiện đã hội tụ được một khả năng chưa từng có tiền lệ trong việc sử dụng thông tin như một yếu tố của chiến tranh với khối lượng, vận tốc, chiều sâu, phạm vi lan tỏa và độ chính xác cao hơn nhiều so với trước đây.

Nguyên nhân là bởi các hệ thống công nghệ thông tin toàn cầu đã tạo ra những mạng lưới kết nối khổng lồ, tự động và chính xác hơn bao giờ hết.

Chiến tranh lưỡng dụng đang đặt ra những thách thức to lớn cho Quân đội Mỹ, nước vốn sở hữu cách thức triển khai chiến tranh riêng biệt mà các quốc gia khác không thể đối đầu trong một cuộc chiến nếu dùng "vũ lực chống vũ lực".

Tuy nhiên, bằng cách tận dụng bản chất "vùng xám" của chiến tranh lưỡng dụng, kẻ thù của Mỹ có thể dễ dàng buộc siêu cường quân sự số một thế giới rơi vào cảnh sa lầy mà cuối cùng sẽ không thể tiếp tục tham chiến trước sự phản đối của người dân.

Cách thức NATO đối phó với chiến tranh lưỡng dụng

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại