Hé lộ bí mật động trời về tiêm kích F-22, điểm yếu của Không quân Mỹ bị phơi bày

Bảo Lam |

Theo Không quân Mỹ, khả năng sẵn sàng chiến đấu đối với các tiêm kích tàng hình như F-22, F-35 đều không đạt như kỳ vọng, thậm chí còn thấp hơn cả "lão tướng" F-16.

Theo trang tin Gazeta của Nga, ngay từ tháng 9/2018, cựu bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis đã đặt ra chỉ tiêu cho Không quân và Hải quân Mỹ sau một năm phải tăng khả năng sẵn sàng chiến đấu tất cả các phi đội tiêm kích lên trên 80%.

Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại Tham mưu trưởng Không quân Mỹ - Đại tướng Charles Brown Jr. thừa nhận rằng mục tiêu trên là bất khả thi và không thể đạt được.

Thông tin trên được tướng Brown đưa ra trong một báo cáo mới đây gửi cho Ủy ban quân vụ Hạ viện Mỹ hôm 7/5.

Hé lộ bí mật động trời về tiêm kích F-22, điểm yếu của Không quân Mỹ bị phơi bày - Ảnh 1.

Tiêm kích tàng hình F-22 (trên) và F-35 của Không quân Mỹ. Ảnh: Military Machine.

"Năm 2019, Lầu Năm Góc từng đặt ra kế hoạch tăng chỉ số khả năng sẵn sàng chiến đấu của lực lượng không quân lên mức 80%, tuy nhiên đây không phải là yêu cầu bắt buộc trong năm 2020", báo cáo của tướng Brown nêu rõ.

Cũng theo báo cáo trên Không quân Mỹ cho phép chỉ huy các đơn vị tự xác định mức độ sẵn sàng chiến đấu cần thiết của khí tài hàng không trong đảm bảo thực hiện nhiệm vụ cũng như trong những tình huống khẩn cấp.

Thậm chí, Lầu Năm Góc cũng từ bỏ luôn kế hoạch đưa khả năng sẵn sàng chiến đấu của dòng tiêm kích tàng hình F-35 lên 80% mà họ tuyên bố lúc trước.

Điều đáng buồn là ngay từ tháng 7/2019, Lầu Năm Góc đã thừa nhận rằng F-35 và F-22 không thể đạt được con số 80%. Tuy nhiên, theo như dự đoán, đến tháng 9/2019 các phi đội tiêm kích F-16 sẽ đạt được mức độ sẵn sàng chiến đấu này. Đây cũng là chiến đấu cơ duy nhất của Không quân Mỹ đạt được chỉ số chiến đấu như Lầu Năm Góc mong muốn.

Cũng theo báo cáo của tướng Brown, mức độ sẵn sàng chiến đấu của F-16 đã đạt tới 75% vào tháng 6/2019, tiêm kích F-22 chỉ đạt được 68% vào tháng 4/2019, còn F-35 đã đạt 74% vào tháng 9/2019. Chỉ số này trong các phi đội tiêm kích F/A-18 của Hải quân Mỹ đều đã vượt 80% từ tháng 9/2019.

"Trong giai đoạn từ tháng 4/2018 đến tháng 2/2020, mức độ sẵn sàng chiến đấu tổng thể của những tiêm kích này đã tăng lên thêm 16%, còn mức độ sẵn sàng tham chiến của các đơn vị Không quân Mỹ trong 30 ngày đầu tiên của một cuộc xung đột đã tăng lên 35%", tướng Brown cho biết.

Bất chấp một số cải thiện, theo tướng Brown vẫn cay đắng thừa nhận Không quân Mỹ còn lâu mới đạt được mục tiêu có được 80% số tiêm kích trong tình trạng chiến đấu tốt nhất.

Theo tướng Brown, việc bảo dưỡng những chiến đấu cơ cũ đang trở thành nhiệm vụ vô cùng phức tạp và tốn kém, trong khi đó những hệ thống vũ khí mới vẫn chưa hoàn thiện về mặt công nghệ cũng tạo ra các vấn đề của riêng chúng.

Theo Flight Global, các tiêm kích tàng hình thế hệ thứ 5 F-35 và F-22 của Không quân Mỹ đều bị đánh giá là khó bảo dưỡng bởi chính thiết kế đặc biệt của chúng. Một trong số đó có thể nhắc đến là việc thay thế lớp vật liệu phủ trên thân của những chiếc F-22, thứ giúp chúng tàng hình trước radar của đối phương.

Còn theo một tài liệu được Lầu Năm Góc trình lên Hạ viện Mỹ vào đầu năm nay cho thấy, tiêm kích tàng hình mới nhất của Không quân Mỹ là F-35 mắc phải 873 lỗi liên quan đến kết cấu và quy trình sản xuất hàng loạt.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại