Từng liên tiếp bị Mỹ "bắt sống vũ khí gia bảo": Nga ra đòn hiểm, Lầu Năm Góc lo sốt vó

Bảo Lam |

Trong năm ngoái, Nga đã lên tiếng tuyên bố rằng đã phục hồi được các tên lửa hành trình Tomahawk bị "bắt sống" khi Mỹ sử dụng để tấn công Syria và sẽ tìm ra những bí mật của chúng.

Vũ khí Liên Xô và Mỹ liên tiếp bị đối phương "bắt sống"

Trong số những khí tài chiếm được trong các cuộc chiến tranh Ả Rập-Isarel có các xe tăng T-62 và T-72, các xe chiến đấu bộ binh (BMP) và các tên lửa chống tăng Malyutka (theo định danh của NATO là AT-3 Sagger).

Cả hai bên chịu nhiều thiệt hại nhưng cũng giành được nhiều chiến lợi phẩm khi những đồng minh của họ là các nước thứ ba bắt tay với đối phương và "dâng" các mẫu vũ khí từng được những đồng minh cũ cung cấp.

Iran đã trao cho các chuyên gia Liên Xô cơ hội được nghiên cứu kỹ lưỡng các máy bay tiêm kích F-14, còn Mỹ sau năm 1989 có cơ hội tiếp cận vũ khí của Liên Xô tại các kho vũ khí của những quốc gia Đông Âu.

Trong năm ngoái, Nga đã lên tiếng tuyên bố rằng đã phục hồi được các tên lửa "Tomahawk" của Mỹ mà từng được dùng để tấn công Syria và sẽ tìm ra những bí mật của chúng. Lần đầu tiên thông tin này xuất hiện vào hồi đầu tháng 7.

Từng liên tiếp bị Mỹ bắt sống vũ khí gia bảo: Nga ra đòn hiểm, Lầu Năm Góc lo sốt vó - Ảnh 1.

Các phần của tên lửa hành trình Tomahawk và tên lửa hiện đại khác Nga thu được ở Syria.

Ngay sau đó, hãng thông tấn Sputnik của Nga đã đăng tải bài viết về các loại vũ khí của Mỹ mà Nga chiếm được, hay chính xác hơn là các đồng minh của Nga chiếm được, và chuyển giao cho Moscow nghiên cứu.

Nhờ có những trận đánh hiểm hóc của phòng không Syria và dường như là có cả sự tham gia của các khí tài tác chiến điện tử tối tân mà Nga triển khai ở Syria, Moscow và đồng minh đã "bắt sống" được tên lửa hành trình Toamahawk hiện đại của Mỹ.

Những bí mật quân sự bị bóc trần

Chiến lợi phẩm quân sự đầu tiên là chiếc xe tăng M46 Patton mà Liên Xô có được từ cuộc chiến tranh Triều Tiên.

Từng liên tiếp bị Mỹ bắt sống vũ khí gia bảo: Nga ra đòn hiểm, Lầu Năm Góc lo sốt vó - Ảnh 2.

Xe tăng M46 Patton

"Các kỹ sư đã tiếp nhận cả một vài loại vũ khí khác, như tiêm kích F-51D Mustang phiên bản mới nhất", hãng thông tấn Sputnik cho biết. Hãng này còn phủ nhận việc Liên Xô có được "Mustang" từ thời Thế chiến Thứ hai.

Sputnik còn nhấn mạnh rằng, trong bài viết về vũ khí chiến lợi phẩm của mình không có những thứ mà Mỹ cung cấp cho Liên Xô dưới dạng cho thuê trong Thế chiến Thứ hai.

Và trong bài viết cũng không hề đề cập tới chiếc máy bay ném bom B-29 từng bị hư hỏng trong cuộc tấn công Nhật Bản năm 1944 và phải hạ cánh xuống Sibiri, và nó từng bị Liên Xô cấp tập sao chép, mà nhờ đó chiếc máy bay ném bom Tu-4 ra đời.

Vào tháng 9/1958, chiếc MiG-17 của Không quân Trung Quốc đã "vô hiệu hoá" máy bay tiêm kích Sabre F-86 của Đài Loan và bàn giao nó cho Moscow.

"Chiếc Sabre chiếm được đã giúp rất nhiều cho các kỹ sư Liên Xô trong việc nghiên cứu chế tạo tên lửa tầm ngắn "không đối không" K-13 với đầu dò hồng ngoại tự tìm mục tiêu và phục vụ cho quân đội Liên Xô trong vài thập niên", Sputnik bổ sung.

Việt Nam là kho báu các khí tài quân sự của Mỹ bao gồm cả các tiêm kích F-5E mà từng được sử dụng rất nhiều trong các chuyến bay đánh giá để chống lại MiG-21Bis và MiG-23, giúp phát hiện được những yếu điểm và nhờ đó chế tạo máy bay tiêm kích đa năng MiG-23MLD và tiêm kích siêu cơ động MiG-29.

Sputnik khẳng định rằng nhờ các tổ hợp tên lửa phòng không vác vai Stinger do những đơn vị đặc nhiệm Liên Xô chiếm được mà các biện pháp hoá giải đã được xây dựng, giúp vô hiệu hoá loại vũ khí này.

Trong khuôn khổ cuộc chiến Nga-Gruzia năm 2008, Moscow đã chiếm được 5 chiếc Hummer trang bị hệ thống điện tử hiện đại và thiết bị liên lạc mã hoá, và từ chối trả lại chúng dù Lầu Năm góc nhiều lần yêu cầu.

Nhưng cũng phải nói tới việc Mỹ và các đồng minh của mình đã chiếm được không ít vũ khí của Nga. Vào năm 1951, nhóm liên kết Mỹ-Anh đã phục hồi thành công chiếc máy bay MiG-15 từng bị bắn hạ.

Thêm vào đó, các máy bay của Liên Xô thường được những kẻ đào tẩu "dâng hiến". Trước tiên phải kể đến thiếu uý Không quân Liên Xô Victor Belenko mà năm 1976 bỏ chạy sang Thổ Nhĩ Kỳ trên chiếc máy bay tiêm kích MiG-25 của mình.

Từng liên tiếp bị Mỹ bắt sống vũ khí gia bảo: Nga ra đòn hiểm, Lầu Năm Góc lo sốt vó - Ảnh 3.

Phi công bỏ trốn cùng tiêm kích MiG-25 khiến Liên Xô khốn đốn.

Chiếc máy bay này đã được các chuyên gia Mỹ nghiên cứu hết sức kỹ lưỡng và trả lại cho Liên Xô (năm 1989 thêm một phi công MiG-29 của Liên Xô đã bỏ chạy sang Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng Ankara nhanh chóng trả lại chiếc máy bay nhưng không có viên phi công kèm theo).

Liên quan tới việc chuyển giao vũ khí chiếm được của người Nga, Isarel là ông già Noel người Do Thái. Lần đầu tiên phương Tây có khả năng trực tiếp nghiên cứu chiếc tiêm kích MiG-21 khi Mossad thuyết phục được viên phi công người Iraq bay thẳng sang Isarel.

Trong khuôn khổ cuộc chiến tranh kéo dài 6 ngày vào năm 1967, khi các máy bay Mỹ bị bắn hạ bằng những tổ hợp tên lửa phòng không S-75, Isarel đã chiếm một tổ hợp S-75 để các chuyên gia Mỹ nghiên cứu, rồi sau đó chế tạo các hệ thống áp chế tín hiệu hoàn thiện.

Từng liên tiếp bị Mỹ bắt sống vũ khí gia bảo: Nga ra đòn hiểm, Lầu Năm Góc lo sốt vó - Ảnh 4.

Máy bay tiêm kích MiG-21 của Liên Xô

"Những hành động phối hợp chung nhằm nghiên cứu tình hình giúp bù đắp được nhiều khoảng trống của hoạt động tình báo Mỹ, cũng như trong các nghiên cứu khoa học và thiết kế-thử nghiệm mà ít nhiều liên quan trực tiếp tới cuộc xung đột ở ĐNÁ", tài liệu công tác của Không quân Mỹ khi đó đã ghi như vậy.

Trong bản báo cáo tổng quan này có nhắc tới những vấn đề, như "các tiêu chí thiết kế, kiểm tra chất lượng sản phẩm và những phương pháp tiếp cận chung đến các nghiên cứu khoa học và nghiên cứu chế tạo" được áp dụng tại Liên Xô.

Tuy nhiên tất cả những điều này không thể là căn cứ của chủ nghĩa dân tộc hân hoan chiến thắng. Một quy định hết sức cơ bản của chiến tranh: nếu trong trận chiến bạn sử dụng vũ khí của mình, kẻ thù của bạn sẽ cố giành được nó.

Hoặc có gắng giành cơ hội để quan sát và nghiên cứu nó một cách tốt nhất để tìm "liều thuốc giải". Và vì thế vũ khí bí mật sẽ khó tồn tại một cách bí mật trong thời gian dài.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại