Từ 2 sự kiện khiến Mỹ kinh hoàng...
1. Ngày 19/4/2019, lực lượng Houthi ở Yemen là tiến hành một chiến dịch chưa từng có trong lịch sử khi sử dụng hàng chục tên lửa hành trình và máy bay không người lái tấn công các cơ sở lọc hóa dầu trọng yếu của Saudi Arabia, gây ra thiệt hại khủng khiếp.
Toàn bộ hệ thống phòng không của Saudi, bao gồm cả những tổ hợp phòng thủ tên lửa Patriot tối tân do Mỹ chế tạo, đều đã bất lực, không hề phản ứng, thậm chí có nguồn tin cho rằng không có quả đạn nào kịp khai hỏa đánh chặn khi hàng chục mục tiêu nguy hiểm đang ầm ầm lao tới.
Cơ sở lọc hóa dầu của Saudi bị tấn công, cháy nổ dữ dội
Hậu quả của việc phòng không "mù, điếc" là ít nhất 19 quả tên lửa và UAV của Houthi đã tới đích, 17 trong số này nã trúng vào nhà máy lọc dầu ở Abqaiq, còn nhà máy ở Khurais thiệt hại nhẹ hơn khi chỉ bị 2 quả.
Độ chính xác của tên lửa và UAV mà Houthi sử dụng trong vụ tấn công khiến cả thế giới kinh ngạc, còn giới quan chuyên gia quân sự sững sờ.
Thiệt hại là hết sức khủng khiếp, lửa khói bốc lên ngùn ngùn từ 2 cơ sở lọc hóa dầu trọng yếu này. Vụ tấn công đã khiến Saudi mất hàng tháng trời mới khắc phục xong, còn khi giá dầu thế giới tăng vọt.
2. Rạng sáng ngày 08/01/2020, Iran đã gây ra một cơn địa chấn kinh hoàng ở Trung Đông khi thẳng tay nã hàng chục tên lửa đạn đạo vào các căn cứ có lính Mỹ đồn trú ở Iraq.
Lần đầu tiên trong lịch sử, theo lệnh của Đại giáo chủ, lá cờ "Máu" đã được kéo lên trên nóc thánh đường linh thiêng nhất của Iran, thể hiện quyết tâm trả thù cho tướng Soleimani - Tư lệnh lực lượng đặc nhiệm Quds, thuộc Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) bị Mỹ ám sát trong một cuộc không kích bằng UAV gần sân bay quốc tế Baghdad, Iraq.
Nói là làm, ít nhất 22 tên lửa đạn đạo đã được Iran phóng đi, trong đó có 17 quả rơi xuống căn cứ Ain al-Asad (có 2 quả không nổ), số còn lại nhắm vào trung tâm chỉ huy tác chiến liên quân tại Erbil.
Cũng như ngày 14/09/2019, lần này các hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ và liên quân ở Iraq cũng bất lực, không kịp đánh chặn. mặc dù Tổng thống Trump khi đó tuyên bố "All is well - Tất cả đều ổn" nhưng sự thật chẳng như mơ.
Ngoài việc căn cứ Mỹ tan hoang, sau nhiều lần điều chỉnh số liệu có chủ ý, tiết lộ thông tin nhỏ giọt, tránh gây sốc thì cuối cùng cũng chốt lại rằng đã có hơn 100 lính Mỹ bị chấn động não, buộc phải trợ giúp ý tế, trong đó nhiều người được không vận khẩn cấp tới các căn cứ khác để chữa trị.
Căn cứ Mỹ ở Iraq tan hoang sau vụ Iran tấn công rạng sáng 08/01/2020.
.. tới sự xuất hiện của vũ khí Nga tại căn cứ Mỹ
Trong khi các căn cứ Mỹ và đồng minh của Mỹ liên tiếp ăn đòn đau bởi các vụ tập kích tên lửa và UAV thì căn cứ sân bay Khmeimim, đầu não của Không quân Nga tại Syria cũng phải đối mặt với chuỗi các vụ tấn công bằng UAV và pháo phản lực của phiến quân. Nhưng kết quả hoàn toàn trái ngược, Khmeimim vẫn an toàn và vững như "bàn thạch".
Sở dĩ phòng không Nga bảo vệ tốt căn cứ là do họ sở hữu những loại vũ khí sát thủ của UAV và tên lửa hành trình, pháo phản lực bắn loạt như Pantsir-S1 và Tor-M2 cũng những hệ thống radar cảnh giới được ví như "mắt thần" hoạt động hết sức hiệu quả, không để lọt bất cứ mục tiêu nào.
Nên nhớ, các máy bay không người lái tự chế của phiến quân có kích cỡ nhỏ, lại làm bằng những vật liệu như gỗ, composit và mút xốp hầu như không hấp thụ sóng radar nên chúng gần như tàng hình, để phát hiện được đã khó, tiêu diệt chúng lại càng khó hơn.
Ấy vậy mà phòng không Nga vẫn làm nên điều thần kỳ, bắn hạ toàn bộ mục tiêu trước khi chúng kịp tới đích.
Trong bối cảnh căng thẳng giữa Mỹ và Iran vẫn chưa lắng dịu, nguy cơ các căn cứ Mỹ tiếp tục bị tập kích tên lửa và UAV là hiện hữu, trong khi họ không có những loại vũ khí đặc trị với các mục tiêu này thì làm cách nào để bảo vệ an toàn cho binh sĩ của mình ở Iraq đang khiến giới tướng lĩnh Mỹ hết sức đau đầu.
Một trong những giải pháp ngắn hạn mà họ được cho là đã áp dụng là "cầu cứu" vũ khí đặc chủng của Nga. Theo Avia-Pro, Quân đội Mỹ đã phải bí mật cậy nhờ các tổ hợp pháo - tên lửa phòng không Pantsir-S1 do Nga chế tạo hiện có trong biên chế phòng không Iraq, bố trí ngay trong căn cứ Taji để bảo vệ lực lượng của mình.
Hình ảnh được cho là tổ hợp pháo - tên lửa phòng không Pantsir-S1 tại căn cứ quân sự Taji, Iraq. Ảnh: Avia-Pro
Ảnh vệ tinh do Avia-Pro công bố được chụp ngày 10/03/2020, sau những vụ tấn công nhằm vào lực lượng Mỹ tại Iraq.
Mặc dù Mỹ chưa đưa ra bình luận nào về sự xuất hiện của tổ hợp phòng không Pantsir-S1 tại căn cứ quân sự Taji nhưng giả sử họ có làm như vậy thì cũng là một lựa chọn hợp lý. Khi mà không có trong tay vũ khí đặc trị, ở bước đường cùng, thì mọi thứ đều là có thể, kể cả việc "muối mặt" trông cậy vào vũ khí Nga.
Thế mới thấy, Quân đội Iraq tỏ ra rất khôn ngoan khi vẫn "chơi" với vũ khí Mỹ nhưng "không từ" vũ khí Nga.
Có thể lấy một vài ví dụ điển hình như trước thực trạng thảm hại của xe tăng M1A2 Abrams do Mỹ chế tạo liên tục bị "đốt" một cách dễ dàng, Iraq không ngại ngần mua hàng trăm xe tăng T-90S của Nga.
Song song với xe tăng T-90S, Iraq của mua từ Nga hàng chục tổ hợp pháo - tên lửa phòng không Pantsir-S1 mà không mua những thứ đắt đỏ như Patriot. Rõ ràng đây là một quyết định đúng đắn nữa. Và hiện giờ, quyết định đó lại "đúng gấp 2" khi chính Mỹ cũng phải cậy nhờ đến vũ khí Nga bảo vệ căn cứ.
Hiện Iraq đang bày tỏ mong muốn ở hữu các tổ hợp tên lửa phòng không S-400 tầm xa của Nga, đây đó đã xuất hiện thông tin về những cuộc đàm phán cụ thể, nhưng Mỹ ngăn cản quyết liệt.
Hỡi ôi, Patriot "thần thánh" của Mỹ còn bất lực trước UAV và tên lửa hành trình "cùi bắp" thì Iraq biết nghĩ làm sao, chả lẽ lại "vứt tiền qua cửa sổ" giống Saudi?