Từ nông trại tới tiền tuyến: Những biểu tượng chiến thắng trong Thế chiến 2

Hoàng Phạm |

Trong thế chiến 2, không chỉ các vũ khí hàng đầu, mà bất cứ thiết bị dân sự nào phù họp với nhu cầu quân sự cũng được đưa tới tiền tuyến.

Pháo tự hành SU-152 trên khung gầm bánh xích

Trong Trận chiến Kursk, pháo tự hành hạng nặng SU-152 (cỡ nòng 152mm), được lắp trên khung gầm bánh xích của xe tăng KV-1, lần đầu tiên được sử dụng để đối phó với các xe tăng Panzer và Tiger mới của Đức.

Từ nông trại tới tiền tuyến: Những biểu tượng chiến thắng trong Thế chiến 2 - Ảnh 1.

SU-152. Ảnh: Nikolay Kovalevsky

Katyusha và Andryusha

Năm 1944, để thay thế những chiếc KV-1 đã lỗi thời, Hồng quân đã có chuyển sang IS-2 (được đặt theo tên của Joseph Stalin) - những chiếc xe tăng mạnh nhất, có lớp giáp dày 120mm và pháo chính cỡ nòng 122mm.

Do đó, phần khung gầm bánh xích của KV-1 được sử dụng để lắp đặt pháo tự hành mới. Đó là cách mà ISU-122 (với pháo cỡ nòng 122mm) và ISU-152 (cỡ nòng 152mm) ra đời.

“Katyusha đi tới bờ sông, bờ rất dốc và cao”, một bài hát Liên Xô có đoạn lời như vậy về nột cô gái đang mong mỏi người yêu nơi tiền tuyến.

Sau ngày 14/7/1941, khi một đơn vị pháo binh, dưới sự chỉ huy của Đại úy Captain Ivan Flyorov, đồn trú trên một bờ sông, tiến hành cuộc tấn công vào nơi tập trung thiết bị và thiết giáp của kẻ thù gần Orsha (Belarus), biệt danh “Katyusha” được đặt cho hệ thống phóng rocket đa nòng BM-13.

Từ nông trại tới tiền tuyến: Những biểu tượng chiến thắng trong Thế chiến 2 - Ảnh 3.

Pháo phản lực Katyusha của Liên Xô ở Berlin năm 1945. Ảnh: Sputnik


“Cuộc tấn công rocket giống như một trận cuồng phong” là những gì mà báo chí Đức mô tả về sức phá hủy của Katyusha. Đạn rocket có tác động đáng sợ, nó có thể phá hủy tất cả mọi thứ trên đường đi. Katyusha cũng để lại âm thanh cực kỳ đặc trưng, khiến người Đức đặt ra biệt danh “Tiếng đàn organ của Stalin”.

Katyusha được sử dụng trong toàn bộ qua trình chiến tranh, từ Moscow đến Berlin, và trở thành một biểu tượng thực sự của chiến thắng.

Ban đầu, các ống phóng rocket được sử dụng trong hàng không, tuy nhiên, vào những năm 1938 – 1941, các nhà thiết kế Liên Xô đã cho ra đời một hệ thống phóng đa nòng có thể phù hợp với nhiều nền tảng. MB-13 (với ống phóng cỡ nòng 132mm) chủ yếu được lắp đặt trên xe tải đa dụng Studebaker của Mỹ.

Các loại bệ phóng rocket BM-31-12 có hoả lực mạnh hơn được đưa vào sử dụng năm 1944. Các quả tên lửa này có trọng lượng 90kg và được gọi là Andryushas (tên dành cho nam giới ở Nga). Hồng quân Liên Xô cũng đặt biệt danh cho các loại pháo rocket của địch như Nebelwerfer là Vanyushas (biệt danh theo tên Ivan).

Xe tăng Hollywood chính ở Liên Xô

Trong phim Fury, nhân vật chính cho Brad Pitt thủ vai, chỉ huy một chiếc Sherman, chiếc xe tăng nổi tiếng nhất của Mỹ. Tuy nhiên, không phải chỉ có người Mỹ sử dụng những model này: từ năm 1942 trở đi, khoảng 4.000 chiếc xe tăng loại này được chuyển cho Liên Xô theo chương trình cho mượn-cho thuê.

Từ nông trại tới tiền tuyến: Những biểu tượng chiến thắng trong Thế chiến 2 - Ảnh 4.

Một chiếc xe tăng Sherman. Ảnh: Nikolay Kovalevsky


Các xưởng sản xuất vũ khí Mỹ đã giấu những món quà trong những chiếc xe tăng dành cho các kíp lái người Liên Xô, trong đó có những chai whiskey trong nòng súng. Sự việc chỉ được phát hiện khi một trong những món quà bị vỡ trong lúc các binh sĩ lau chùi nòng pháo.

“Chỉ huy Viktor Akulov suýt khóc khi ông ấy thấy những mảnh vỡ”, ông Dmitry Loza hồi tưởng trong cuốn sách “Chỉ huy xe tăng Sherman của Hồng quân”. Sau đó, các binh sĩ cẩn thận dùng một mảnh vải nhựa để lấy “quà” từ trong nòng pháo.

Chiếc xe tăng sau đó tham gia trận Kursk trước khi được triển khai ra tất cả các mặt trận khác.

Từ nông trại tập thể đến tiền tuyến

Bất cứ thiết bị dân sự nào phù họp với nhu cầu quân sự cũng được đưa tới tiền tuyến trong chiến tranh. Xe tải GAZ-AA và phiên bản cải tiến GAZ-MM (còn được biết đến với tên gọi Polutorka (tức là “Một chấm năm”, vì khả năng trọng tải của nó là 1,5 tấn) trở thành một biểu tượng của thời chiến tranh.

Từ nông trại tới tiền tuyến: Những biểu tượng chiến thắng trong Thế chiến 2 - Ảnh 6.

Xe tải GAZ-MM; Đoàn xe vận chuyển lương thực băng qua Hồ Ladoga năm 1942. Ảnh:TASS


Polutorka được chế tạo số lượng lớn, khoảng 1 triệu chiếc và được lắp ráp từ trước chiến tranh, nhằm phục vụ mục đích kinh tế quốc gia. Sản lượng của những chiếc xe tải này tiếp tục được đẩy mạnh trong thời chiến, nhưng nhiều chi tiết của xe bị giản lược, hoặc sử dụng các vật liệu rẻ hơn.

Những chiếc động cơ có bánh lái, đều cần ở thời đó: thậm chí theo chương trình cho thuê-cho mượn, những chiếc xe đường bộ được cung cấp với số lượng nhiều hiwn bất cứ hạng mục thiết bị nào (Hơn 400.000 xe trong khi chỉ 11.000 máy bay và 12.000 xe tăng.

Chiếc Polutorka được sử dụng để vận chuyển quân và đạn dược và thậm chí được sử dụng để triển khai một số vũ khí.

Trong cuộc Bao vây Leningrad, con đường kết nối duy nhất với phần còn lại của đất nước là băng qua 30km mặt hồ Ladoga đóng băng, con đường sau này được gọi là “Con đường của sự sống”.

Lộ trình này được mở ra vào tháng 11/1941, khi những chiếc xe Polutorka đầu tiên di chuyển qua lớp băng mong manh của mặt hồ. Chúng đã di chuyển trong bóng tối và không được bật đèn pha để tránh bị trúng hỏa lực khi tiền tuyền đã ở rất gần.

Chỉ riêng trong mùa đông đầu tiên, khoảng 360.000 tấn hàng hóa được vận chuyển tới thành phố bị bao vây này, trong khi nửa triệu dân được sơ rán khỏi Leningrad.

Tàu bọc thép với đầu máy “Little Lamb”

Đầu máy xe lửa chạy hơi nước dân sự và các đoàn tàu cũng phục vụ ở tiền tuyến. Nếu không có đường sắt, không thể sơ tán được 2.500 nhà máy, bảo tàng, các nhà hát, hơn nữa, chỉ trong 3 tháng sau khi nổ ra chiến tranh.

Hãy thử tưởng tượng điều gì là khả thi khi muốn di dời toàn bộ một nhà máy cùng các máy móc, công cụ, các phòng thú nghiệm và chuyển tất cả tới một địa điểm cách xa 2.000km.

Từ nông trại tới tiền tuyến: Những biểu tượng chiến thắng trong Thế chiến 2 - Ảnh 8.

BP-43, một đoàn tàu bọc thép năm 1943. Đầu máy kéo nằm ở giữa đoàn tàu để đẩy các toa xe tiến và lùi. Phía trước và phía sau đầu máy là các hệ thống pháo binh có gắn tháp pháo của xe tăng T-34 và hệ thống súng máy. Đoàn tàu này có cả các hệ thống phòng không vừa với súng AA. Ảnh:Nikolay Kovalevsky


Một trong những đầu máy hơi nước được sử dụng rộng rãi nhất trong những năm đó là “Ov”, hay “Ovecha” (Little Lamb - Chú cừu nhỏ). Nó nhỏ hơn khi so với dòng E và FD. Little Lamb phần lớn được sử dụng để kéo những đoàn tàu sơ tán, các đoàn tàu bệnh viện và thậm chí cả những đoàn tàu bọc thép.

Tuy nhiên, người ta sớm được phát hiện ra rằng việc đặt những lớp giáp bảo vệ lên các loại đầu máy khác sẽ làm hỏng đường ray bên dưới.

Một đoàn tàu loại này – Số 746 – được chế tạo vào năm 1943. Cùng với một đoàn tàu bọc giáp tương tự, Số 737, nó tham gia vào giai đoạn đầu và khó khăn nhất của Trận chiến Kursk.

Trong 3 ngày, những đoàn tàu này đã tạo lớp chắn cho khoảng 20km quân khu giữa Belgorod và Prokhorovka, bắn hạ 4 chiếc máy bay và phá hủy 6 xe tăng cùng một số tổ hợp súng cối trong thời gian đó.

Cuối cùng, các đoàn tàu này dừng hoạt động ở ga Sazhnoye, nơi các mảnh bom đạn vẫn còn lưu lại trên thân cây cho tới này nay. Các thành viên trên tàu đã buộc phải sơ tán. Họ đã phá hủy đoàn tàu trước khi rời đi. Việc cầm chân kẻ thù 3 ngày đã giúp Hồng quân có thêm thời gian chuẩn bị cho trận chiến xe tăng quyết định ở Prokhorovka.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại