Dưa hấu
Cần chọn những quả dưa chín già có màu đỏ au, vị ngọt và chắc thịt bằng cách:
Xem vỏ dưa có dấu ong châm không (vết cám màu xám)? Cuống dưa có héo, khô và xoăn không?
Vỗ tay vào dưa. Khi vỗ, nếu phát ra tiếng "bịch bịch" là được. Ấn tay vào dưa, không bị lõm dấu tay là dưa mới.
Đừng nên để miếng dưa đã bổ ở ngoài không khí quá lâu. Nếu ăn phải bạn sẽ gặp rắc rối về đường tiêu hóa.
Nếu ăn dưa hấu không hết thì bổ ra (giữ nguyên vỏ) để ngăn mát và ăn từ từ. Mỗi lần ăn không nên vượt quá 500gr.
Không ăn dưa hấu khi cơ thể bị lạnh, sốt cao, đau họng, tiêu chảy, nước tiểu đậm màu.
Thanh long
Thanh long ngon đơn giản là có vị ngọt. Để chọn được những trái ngon, bạn cần chú ý:
Quả tròn sẽ có vị ngọt hơn những quả thuôn dài. Phần gai tươi xanh, không bị héo là quả mới và nở gai sẽ cho vị ngọt.
Tuy nhiên, bệnh nhân tiêu chảy, người thể trạng lạnh, đến kỳ kinh không nên ăn thanh long.
Ăn chậm nhai kỹ là nguyên tắc ăn uống hàng đầu, ăn thanh long cũng vậy. Nhiều người thường nhai vội thanh long rồi nuốt, không nhai vỡ hạt.
Cần biết rằng, lớp vỏ của hạt thanh long tương đối khó phân hủy, kể cả với acid siêu mạnh trong dạ dày.
Trái bơ
Bơ được gọi là siêu trái cây bởi hàm lượng chất béo có lợi, là một trong số ít loại trái cây chứa rất ít đường. Bơ ngon sẽ dẻo, béo ngậy, có mùi thơm của trứng gà.
Bơ ngon có vỏ xanh điểm lấm tấm vàng thường có thịt dẻo thơm và béo hơn so với bơ vỏ tím. Còn những quả bơ có màu nâu ngả hồng thường sẽ có nhiều xơ hơn.
Da bơ căng bóng, cầm chắc tay, cuống hơi héo và hốc lõm hơi đầy đặn, lắc có thể nghe tiếng hạt lăn nhẹ bên trong là bơ ngon.
Bơ quả thuôn dài thường ngon hơn và nhiều thịt hơn quả tròn.
Bơ chứa quá nhiều chất dinh dưỡng nên không thích hợp cho bệnh nhân đau yếu, người đang gặp vấn đề ở đường ruột. Trường hợp này ăn nhiều bơ sẽ gây khó tiêu, đầy bụng, tiêu chảy do cơ thể không dung nạp được chất dinh dưỡng.
Lượng bơ khuyến cáo ăn mỗi ngày là khoảng ½ - 1 quả bơ.
Trái bưởi
Bưởi da xanh với vị ngọt, độ chắc được ưa chuộng nhiều hơn bưởi năm roi.
Trái bưởi da xanh ngon có vỏ mỏng (bằng cách vỗ tay vào bưởi, vỏ mỏng sẽ phát ra tiếng cạch cạch) là trái chín cây, ngọt và mọng nước.
Chọn những quả có trọng lượng trên 1kg để tránh những trái bị chín ép hoặc bị lão (vị chua, sượng múi).
Tuyệt đối không tráng miệng bằng các loại trái cây giàu vitamin C (bưởi, cam, xoài…) sau khi ăn hải sản và uống rượu bia vì 2 loại thực phẩm này gặp nhau sẽ sinh ra một chất độc tương tự như thạch tín.
Người có vấn đề về dạ dày cần tránh việc lạm dụng bưởi như trái cây giảm cân và người bị tiêu chảy nên tránh xa các loại trái cây vì hàm lượng chất xơ trong chúng.
Người bình thường nên ăn 3 múi bưởi một ngày để tăng sức đề kháng, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Trái dứa
Dứa (thơm, khóm) không chỉ là loại trái cây bổ dưỡng mà còn là nguyên liệu không thể thiếu trong các món cá kho hay muối mắm.
Dứa ngon cần phải ngọt thanh, thịt chắc. Nếu trái dứa chưa gọt vỏ thì bạn cần quan sát phần cuống và các chấm trên vỏ để biết độ ngọt.
Trái dứa có màu vàng tươi từ cuống đến phần cuối hoặc vài chỗ hơi xanh thì trái đã chín, ngọt. Trái vàng, các mắt nở đều thì độ ngọt càng cao.
Một số đối tượng sẽ bị dị ứng với trái dứa như ngứa, nổi mề đay hoặc buồn nôn, khó thở… Nếu có những vấn đề về sức khỏe thì bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi ăn.
Đối với người bình thường, một ngày có thể ăn 150g hoặc mỗi tuần 1 trái dứa.