Trước ngưỡng cửa chiến tranh: Ấn Độ và Pakistan sở hữu bao nhiêu vũ khí Nga?

Bảo Lam |

Chuyên gia đã đưa ra so sánh hợp tác quân sự của Nga với Ấn Độ và Pakistan khi mà cả 2 quốc gia có vũ khí hạt nhân này còn căng thẳng, nguy cơ bùng phát chiến tranh vẫn còn đó.

Quyết định gây tranh cãi của Ấn Độ

Quyết định của Dehli xóa quy chế đặc biệt đối với bang Jammu và Kashmir có thể dẫn tới một cuộc chiến tranh lớn nổ ra giữa Ấn Độ và Pakistan, và cuộc xung đột này có thể dễ dàng đẩy tới việc sử dụng vũ khí hạt nhân.

Điều đáng nói, từ hai bên trong cuộc chiến vũ khí do Liên Xô và Nga sản xuất có thể được sử dụng. Gazeta.ru phân tích xem Dehli và Islamabad đang nắm trong tay vũ khí nào.

Vào đầu tháng 8, trong mối quan hệ của Ấn Độ và Pakistan đã xảy ra khủng hoảng, mà lần này có đủ mọi căn cứ để biến thành một cuộc xung đột quân sự công khai giữa hai quốc gia.

Tổng thống Ấn Độ Ram Natkh Kovind đã ký sắc lệnh bãi bỏ quy chế đặc biệt của bang Jammu và Kashmir được ghi trong điều 370 của Hiến pháp Ấn Độ: thay vào đó sẽ hình thành hai lãnh thổ liên kết với ít quyền hạn hơn thể chế bang.

Quốc gia hàng xóm Pakistan, mà thường ra mặt ủng hộ dân tộc hồi giáo thiểu số ở Ấn Độ hiện đang sinh sống tại Kashmir, đã cương quyết phản đối hành động này.

Thủ tướng Pakistan Imran Khan đã ra lệnh tổ chức một tiểu ban đặc biệt để nghiên cứu biện pháp đáp trả về pháp lý, chính trị và ngoại giao đối với quyết định của Ấn Độ về Jammu và Kashmir.

Nếu giữa Pakistan và Ấn Độ nổ ra một cuộc xung đột vũ trang, thì cần phải lưu ý rằng cả hai bên sẽ sử dụng vũ khí rất nhiều do Liên Xô và Nga sản xuất.

Trước ngưỡng cửa chiến tranh: Ấn Độ và Pakistan sở hữu bao nhiêu vũ khí Nga? - Ảnh 1.

Ấn Độ sở hữu nhiều vũ khí Nga.

Ấn Độ sở hữu bao nhiêu vũ khí của Nga?

Liên quan tới Ấn Độ, thì sẽ không phải là cường điệu khi nói rằng Liên Xô vào thời kỳ hưng thịnh đã hỗ trợ còn hơn cả quá nhiều đối với việc xây dựng cả một ngành công nghiệp-quốc phòng của đất nước này, lẫn trang bị cho quân đội, không quân và hải quân của Dehli các loại vũ khí và khí tài quân sự.

Tỷ lệ vũ khí của Liên Xô đã từng có lúc lên tới 90% ở Ấn Độ.

Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, như Gazeta.ru đã viết, Ấn Độ ngày càng "đánh võng" từ Nga sang tới Mỹ. Washington, sau năm 2006, đã quyết định thiết lập mối quan hệ hợp tác chiến lược với Ấn Độ, bao gồm tăng cường hợp tác kỹ thuật-quân sự và cung cấp cho Dehli vũ khí, khí tài quân sự và đặc biệt.

Điều này ngay lập tức tác động lên Moscow. Trước đó là Liên Xô, còn sau này là Nga, đã hợp tác với Ấn Độ trong lĩnh vực kỹ thuật-quân sự chỉ ở cấp độ các hiệp ước liên chính phủ. Vũ khí và khí tài quân sự được cung cấp từ phía Nga cho Dehli mà không cần qua đấu thầu hay tuyển chọn.

Tuy nhiên, người Mỹ kiên trì "hất cẳng" các đối thủ cạnh tranh khỏi thị trường vũ khí và khí tài quân sự Ấn Độ.

Trong thời gian gần đây, Nga đã thua tới 6 gói thầu vũ khí tại Ấn Độ, thậm chí nhiều thất bại trong số đó vì những nguyên do không thể lý giải được.

Các nghiên cứu chế tạo của Nga, như máy bay tiếp dầu trên không Il-78MKI, tiêm kích MiG-35, các trực thăng tấn công Mi-28NE và vận tải Mi-26T2, nhiều tàu ngầm và một loại những khí tài và vũ khí quân sự khác – đã phải nhường chỗ trong các gói thầu và tuyển chọn cho các sản phẩm của nước ngoài.

Bằng các hợp đồng mua sắm các vũ khí đắt tiền của Mỹ và châu Âu như máy bay vận tải quân sự C-130J, C-17A và C-295, máy bay tuần thám P-8I "Poseidon", tiêm kích Rafale, trực thăng tấn công AH-64D Apache, trực thăng vận tải CH-47 Chinook,…, Ấn Độ cố gắng chứng tỏ sự thay đổi các ưu tiên trong chính sách mua sắm.

Họ đang lựa chọn những điểm nhấn mới trong quan hệ với các nước phương Tây.

Tuy nhiên, trong quân đội Ấn Độ còn rất nhiều khí tài chiến đấu và mẫu vũ khí do Liên Xô và Nga sản xuất. Đặc biệt nhiều trong lực lượng không quân.

Về bản chất của vấn đề, nền tảng của không quân Ấn Độ là những máy bay tiêm kích Su-30MKI của Nga. Về số lượng các máy bay tiêm kích Su-30 hiện có trong hàng ngũ không quân Ấn Độ thậm chí còn vượt cả không quân Nga.

Còn tỷ lệ, lấy ví dụ, các xe tăng do Nga sản xuất trong các lực lượng lục quân Ấn Độ là vượt trội. Đội xe tăng T-90 lớn nhất trên thế giới không phải của Nga, mà chính là của Ấn Độ.

Trước ngưỡng cửa chiến tranh: Ấn Độ và Pakistan sở hữu bao nhiêu vũ khí Nga? - Ảnh 3.

Ấn Độ sở hữu đội xe tăng T-90 lớn nhất trên thế giới.

Pakistan cũng không vừa

Liên quan tới hàng xóm của Ấn Độ - Pakistan, thì như đã biết, họ mới được đưa vào danh sách các nước mà Nga có thể cung cấp sản phẩm quân sự.

Những mẫu vũ khí đầu tiên của Nga được bán cho Islamabad vào giai đoạn 1996-2004. Đó là khoảng vài chục (gần 70) trực thăng Mi-8. Bản hợp đồng lớn cung cấp các động cơ hàng không RD-93, mà được lắp đặt cho những tiêm kích ném bom JF-17 Thunder do Trung Quốc và Pakistan phối hợp chế tạo, đã được ký vào năm 2007.

Sau đó hoạt động hợp tác kỹ thuật-quân sự với Pakistan đã ngưng trệ một thời gian.

Tuy nhiên, vào năm 2014 Nga và Pakistan phục hồi hoạt động hợp tác kỹ thuật-quân sự, còn vào năm 2016, họ đã tiến hành cuộc tập trận chung đầu tiên trong lịch sử "Hữu nghị 2016". Trong năm ngoái, Moscow đã cung cấp cho Islamabad 4 trực thăng tấn công Mi-35 và 2 trực thăng vận tải Mi-171.

Trước ngưỡng cửa chiến tranh: Ấn Độ và Pakistan sở hữu bao nhiêu vũ khí Nga? - Ảnh 4.

Trực thăng vận tải Mi-171 của Pakistan.

Chủ yếu, quan hệ hợp tác kỹ thuật-quân sự với Pakistan bị tạm dừng vì những lý do chính trị, do Pakistan đôi khi bị coi là là cha đẻ của chủ nghĩa khủng bố quốc tế đương đại, còn Islamabad, bất chấp điều này cũng vẫn phải hứng chịu những biểu hiện của nó không ít hơn các nước còn lại.

Lấy ví dụ, nhu cầu mua sắm của Pakistan đối với vũ khí và khí tài quân sự Nga, theo đánh giá của các chuyên gia Trung tâm Phân tích chiến lược và công nghệ (Nga), là 8-9 tỷ USD.

Căn cứ vào việc hiện nay tổng giá trị các hợp đồng của Ấn Độ vào khoảng 14-15 tỷ USD, điều đó có nghĩa rằng nếu Nga không tự giới hạn khả năng xuất khẩu các sản phẩm quân sự cho Pakistan, thì dung lượng thị trường này có thể chiếm tới 65% tổng giá trị các hợp đồng mua sắm vũ khí của Ấn Độ tại Nga.

"Pakistan có thể trở thành khách hàng mua sắm một danh mục lớn các vũ khí của Nga, bao gồm cả các tiêm kích hạng nặng và hạng trung, những hệ thống phòng không tầm xa, trung và ngắn, các xe tăng chiến đấu chủ lực và những tàu chiến mặt nước", phó giám đốc Trung tâm Phân tích chiến lược và công nghệ, ông Konstantin Makienko lưu ý.

Bên cạnh đó, theo lời của ông, căn cứ vào mức độ cạnh tranh thấp trên thị trường vũ khí của Pakistan, mà hiện nay chỉ có sự hiện diện của Trung Quốc, Nga đã có thể giành được những điều kiện đặc biệt có lợi trong các bản hợp đồng.

Cho nên, trong cuộc xung đột tiềm tàng giữa Ấn Độ và Pakistan, cả hai bên sẽ sử dụng vũ khí và khí tài quân sự của Nga – từ phía Ấn Độ, đương nhiên sẽ nhiều, từ phía Pakistan – ít hơn rõ rệt.

Tuy nhiên, mọi thứ có thể không dừng lại ở việc sử dụng các vũ khí được quy định trong các hiệp ước trong cuộc xung đột này.

Ấn Độ và Pakistan đang sở hữu trong tay rất nhiều vũ khí hạt nhân chiến thuật, tác chiến và tác chiến-chiến lược. Và trong khuôn khổ cuộc đối đầu vũ trang, cả hai bên đều có thể bắn trả nhau bằng các tên lửa hạt nhân.

Và điều này sẽ gây ra những hậu quả thảm khốc nhất không chỉ đối với cá nhân hai nước, mà đối với tất cả các quốc gia khu vực Tây Á.

Không ai biết chính xác số lượng vũ khí đặc biệt của cả hai bên. Tuy nhiên, theo dữ liệu báo cáo SIPRI hàng năm, tính đến năm 2017 Ấn Độ sở hữu kho vũ khí bao gồm 120-130 đầu đạn hạt nhân, và quốc gia này từng bước tăng cường thêm nguồn dự trữ vũ khí hạt nhân của mình.

Pakistan tính đến thời điểm năm 2017 sở hữu 140 đầu đạn hạt nhân và theo đánh giá của các chuyên gia, Islamabad tích cực tăng cường hoạt động sản xuất các danh mục đầu đạn hạt nhân.

Cả hai nước đều sở hữu các phương triển khai vũ khí hạt nhân đa dạng – từ các máy bay chiến thuật, tên lửa đạn đạo tầm trung và cho tới tên lửa đạn đạo phóng từ các tàu ngầm (Ấn Độ).

Vũ khí hạt nhân của Ấn Độ

Ấn Độ sở hữu các máy bay Mirage-2000H (32 chiếc) và Jaguar IS (16 chiếc) để triển khai các lại bom hạt nhân rơi tự do. Mỗi chiếc máy bay có thể mang 01 quả bom hạt nhân (không xác định được chính xác sức công phá).

Trước ngưỡng cửa chiến tranh: Ấn Độ và Pakistan sở hữu bao nhiêu vũ khí Nga? - Ảnh 6.

Máy bay Mirage-2000H của Không quân Ấn Độ.

Ngoài ra, trong số các phương tiện triển khai vũ khí hạt nhân của Không quân Ấn Độ cũng cần phải nhắc đến Su-30MKI của Nga.

Dehli sở hữu số lượng đáng kể các tên lửa đạn đạo triển khai từ mặt đất. Số lượng các bệ phóng, theo dữ liệu tính đến thời điểm tháng 1/2017 là 68.

Tầm bắn của các tên lửa đạn đạo tầm trung Ấn Độ là từ 2500 đến 3500km, và chúng được trang bị đầu đạn liền thân với sức công phá vào khoảng 12kt. Theo các đánh giá khác, nó có thể cao hơn nhiều.

Vào tháng 8/2016, Ấn Độ đã chính thức đưa vào biên chế chiếc tàu ngầm nguyên tử đầu tiên INS Arihant, trang bị 12 tên lửa đạn đạo phóng ngầm. Công tác chế tạo chiếc tàu ngầm nguyên tử thứ hai lớp Arihant - INS Aridman - đang được triển khai.

Hơn nữa, theo các dữ liệu, chiếc tàu ngầm mang tên lửa chiến lược thứ ba đã bắt đầu được chế tạo. Tạm thời các tàu ngầm của Ấn Độ sở hữu các tên lửa lớp K-15 với tầm bắn 700km. Nhưng tập đoàn DRDO cũng đang nghiên cứu chế tạo tên lửa lớp K-4 với tầm bắn 3500km cho các tàu ngầm của Hải quân Ấn Độ.

Cuối cùng, Ấn Độ từ năm 2004 đang nghiên cứu chế tạo tên lửa hành trình cận thanh với đầu đạn đặc biệt. Tên lửa này có tên là Nirbhay, tầm bắn của nó có thể đạt 700-1000km. Theo đánh giá của các chuyên gia, nó có các biến thể mặt đất, trên biển và trên không.

Vũ khí hạt nhân của Pakistan

Nhiều khả năng, trong lực lượng không quân chiến thuật Pakistan, các máy bay chiến đấu Mirage III/IV (12 chiếc) là các phương tiện triển khai vũ khí hạt nhân. 24 máy bay F-16 A/B của Không quân Pakistan cũng có thể được sử dụng vào mục đích này. Theo một vài đánh giá, cả hai loại máy bay này đều có thể mang 24 bom và tên lửa hạt nhân.

Pakistan nắm trong tay một loại tên lửa đạn đạo tầm ngắn và trung (92 bệ phóng). Đó là các tên lửa Abdali (tầm bắn – 180km), Ghaznavi (tầm bắn – 290km), Shaheen I, IA, II, III (tầm bắn từ 750km đến 2750km), Ghauri (1250km), Nasr (60km), Ababeel (2200km).

Gần như toàn bộ các tên lửa của Pakistan đều trang bị đầu đạn liền thân, với sức công phá vào khoảng 12kt và chỉ tên lửa Ababeel mới được trang bị đầu đạn tách rời tự dẫn hướng.

Islamabed cũng sở hữu trong kho vũ khí của mình các tên lửa đạn đạo phóng từ mặt đất Babur và Babur-2 (tầm bắn từ 350km đến 700km), các tên lửa đạn đạo phóng từ mặt biển Babur-3 (tầm bắn từ 450km) và tên lửa đạn đạo phóng từ trên không Hatf-8 (tầm bắn từ 350km).

Sức công phá của đầu đạn tất cả các tên lửa hành trình vào khoảng 12kt (hoàn toàn có thể cao hơn do không ai nắm được dữ liệu chính xác).

Diễn biến có thể xảy ra như thế nào

Căng thẳng tình hình tại bang Jammu và Kashmir hoàn toàn có thể biến thành một cuộc chiến tranh quy mô vùng, sau đó thành quy mô lớn nhưng chỉ sử dụng các vũ khí thông thường.

Nếu như các bên kiềm chế sử dụng vũ khí hạt nhân, thì đó sẽ là trường hợp đầu tiên trong lịch sử xung đột vũ trang công khai giữa các cường quốc hạt nhân mà không quốc gia nào triển khai tấn công bằng hạt nhân.

Liên quan tới việc sử dụng vũ khí hạt nhân, thì có thể không phải nghi ngờ rằng, cả Ấn Độ lẫn Pakistan đều có kế hoạch triển khai các lực lượng hạt nhân chiến lược. Cụ thể, mục tiêu bắn hạ của các bên sẽ là những thành phố lớn, lấy ví dụ như Mumbai của Ấn Độ, với dân số lên tới hơn 20 triệu người.

Thiệt hại về người có thể lên tới vài chục triệu. Pakistan cũng có những mục tiêu tương tự. Ngoài ra, nó sẽ khiến cho toàn bộ khu vực Tây Á bị nhiễm phóng xạ.

Bởi vậy, trong bối cảnh diễn biến phức tạp, các bên cần phải hành xử hết sức kiềm chế và tiếp tục nỗ lực giải quyết các bất đồng bằng phương pháp ngoại giao.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại