Giai đoạn đầu tiên của tuyến đường sắt cao tốc, dài 252 km nối thủ đô Bangkok với thành phố Nakhon Ratchasima, là bước quan trọng trong mạng lưới đường sắt này, vẫn theo VOA.
Khi hoàn thành, trọn mạng lưới có chiều dài hơn 1.260 km, đến tận thành phố Côn Minh, thuộc tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Các giai đoạn tiếp theo sẽ tuyến đường dẫn đến biên giới giữa Thái Lan với Lào.
Các nhà phân tích xem tuyến đường sắt này là một phần mở rộng của Sáng kiến Một Vành đai – Một Con đường của Trung Quốc, nhằm mở rộng thương mại và đầu tư khu vực. Dự án này cũng nhấn mạnh sự ảnh hưởng khu vực đang trỗi dậy của Trung Quốc.
Thỏa thuận tuyến đường sắt cao tốc, dự kiến sẽ được ký trong tháng 7, sau gần hai năm trì hoãn việc đàm phán với các chi tiết cuối cùng của hợp đồng vẫn chưa được công khai.
Các nhà kinh tế cho rằng đầu tư vào cơ sở hạ tầng đường sắt của Thái Lan cần được ưu tiên.
Bà Pavida Pananond, Phó giáo sư nghiên cứu kinh doanh tại Đại học Thammasat, cho biết những cải tiến chung đối với mạng lưới giao thông của Thái Lan được hoan nghênh.
Bà Pavida cho biết: "Đó là điều tốt cho Thái Lan và rất tốt cho hoạt động kinh doanh của Thái Lan, tôi ủng hộ vì Thái Lan đang cần cơ sở hạ tầng tốt hơn, đặc biệt là về giao thông."
Thỏa thuận bị nhiều chỉ trích về việc chính phủ lợi dụng các điều khoản đầy quyền lực trong một hiếp pháp tạm thời của Thái Lan.
Các cuộc đàm phán xung quanh thỏa thuận đường sắt Trung-Thái đã bị sa lầy trong hơn hai năm do các tranh chấp về việc tiếp cận đất đai tới Trung Quốc, tranh luận về các khoản tiền lãi vay từ các ngân hàng Trung Quốc và sự hợp lệ khi đưa các kỹ sư và kiến trúc sư Trung Quốc làm việc cho dự án này.
Giáo sư kinh tế học Somphob Manarangsan cho biết dự án đường sắt cung cấp cho khu vực tiềm năng kinh tế đáng kể và thúc đẩy đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung Quốc.
Ông cho biết Thái Lan cũng đang hướng tới Trung Quốc để đầu tư vào hành lang kinh tế Đông phương (EEC) do chính phủ hỗ trợ nhằm phát triển đầu tư nước ngoài trong khu vực.
Mạng lưới đường sắt bao gồm một đoạn dài 410 km qua Lào, trong đó Trung Quốc đóng góp 70 % trong tổng chi phí 5,8 tỷ USD. Lào xem tuyến đường sắt này có vai trò quan trọng để có thể xuất khẩu hàng hoá đến cảng biển Thái Lan Laem Chabang, gần thủ đô Bangkok.
Các nhà phân tích cho biết, chính phủ muốn thúc đẩy ký kết một thỏa thuận khi Thủ tướng Thái Prayut sắp tới thăm Trung Quốc vào tháng 9 này để tham dự các cuộc họp của Diễn đàn khối BRICS bao gồm các nước Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi ở Hạ Môn.