Trung Quốc mang J-20 thách thức F-22 Mỹ ở Biển Đông

Nguyễn Đông |

Chính phủ Trung Quốc có kế hoạch thành lập đơn vị máy bay chiến đấu tàng hình J-20 đầu tiên, cổng thông tin "militaryparitet" cho biết.

Thời hạn thực hiện kế hoạch này được ấn định vào năm 2017. Trong thời gian này sẽ tiến hành chuẩn bị trạm máy bay cho phi đội, đặc trưng của trạm này là có thể duy trì một mức nhiệt độ trong mọi thời điểm.

Đây là điều cần thiết để bảo vệ các lớp phủ bảo vệ của các trang thiết bị đặc biệt. Cơ sở để sửa chữa và bảo dưỡng kỹ thuật sẽ được xây dựng đúng tiêu chuẩn kỹ thuât và có thể ở dưới lòng đất.

 Trung Quốc mang J-20 thách thức F-22 Mỹ ở Biển Đông  - Ảnh 1.

Máy bay J-20 đang bay thử nghiệm

Máy bay tiêm kích J-20 “Mighty Dragon” là máy bay tiêm kích tàng hình hai động cơ thế hệ thứ 5 do Tập đoàn công nghiệp hàng không Thành Đô sản xuất nhằm phục vụ cho Không quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Hoa. Chiếc J-20 thực hiện chuyến bay đầu tiên ngày 11/1/2011.

J-20 có thiết kế hình khá độc đáo trông giống như dự án máy bay tàng hình MiG 1.44 của Nga vốn không được sản xuất hàng loạt. Còn vật liệu công nghệ tàng hình được cho là có thể làm dựa trên chiếc F-117 vốn bị bắn rơi tại Kosovo năm 1999 hoặc của chiếc B-2 Spirit có thể lấy được theo cách nào đó.

Dù vậy Trung Quốc đã khẳng định rằng máy bay là sản phẩm được phát triển hoàn toàn trong nội địa và có thể sánh ngang với chiến đấu cơ thế hệ thứ năm F-22 của Hoa Kỳ hay Sukhoi T-50 của Nga.

 Trung Quốc mang J-20 thách thức F-22 Mỹ ở Biển Đông  - Ảnh 2.

J-20 là tiêm kích mang nhiều kỳ vọng của Không quân Trung Quốc

J-20 hiện sử dụng hai động cơ AL-31 của Nga. Sỡ dĩ Trung Quốc phải sử dụng động cơ của Nga bởi vì cho việc phát triển động cơ máy bay của Trung Quốc gặp nhiều khó khăn.

Khả năng tàng hình của máy bay vẫn là nghi vấn. Mặc dù Trung Quốc tuyên bố là khả năng tàng hình của máy bay vượt trội so với Sukhoi PAK FA và F-22 nhưng các đánh giá khác lại cho thấy nó tệ hơn thậm chí chỉ bằng với các máy bay thế hệ thứ tư của Nga và Hoa Kỳ.

Trong năm tới Lực lượng không quân của Trung Quốc sẽ dự tính đón nhận Su-35 của Nga, cùng với J-20 chúng sẽ làm thay đổi cán cân quyền lực ở châu Á. Ngay cả Nhật Bản cùng với Mỹ F-35 sẽ không thể cạnh tranh với các Lực lượng không quân Trung Quốc.

Để tăng sự ảnh hưởng tại châu Á, Hoa Kỳ sẽ cẩn phải điều thêm phi đội cho các đơn vị không quân, nhưng kể cả bổ sung được nó cũng không chắc chắn. Vào thời điểm hiện tại các đồng minh của Mỹ có thể mong muốn nhiều hơn hai, ba phi đội F-22.

Đặc biệt là khi biết rằng, các máy bay tiêm kích của Nga và Trung Quốc được trang bị hệ thống vô tuyến điện tử rất mạnh mẽ, ăng ten thụ động và chủ động mạng pha, có khả năng phát hiện kẻ thù ở khoảng cách 400 - 800 km. Hơn nữa, ăng ten mạng pha còn cho phép bám tới 30 mục tiêu và hạ gục 6 mục tiêu trong số đó cùng một lúc.

Nên cần thiết đánh giá và nâng cao năng lực sản xuất của các nhà máy sản xuất, lắp ráp máy bay ở Trung Quốc. Yếu tố này sẽ cho phép quân đội Trung Quốc trong thời gian ngắn nhất có thể tạo ra nhiều máy bay cho Lực lượng không quân.

Hoạt động quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông liên tục leo thang đang khiến các chuyên gia của Mỹ phải chuyển hướng tập trung vào sự thay đổi nhanh chóng của Lực lượng không quân Trung Quốc.

Theo đánh giá của Washington, trước tốc độ hiện đại hóa của quân đội Trung Quốc hiện nay thì chênh lệch về sức mạnh không quân đang bị thu hẹp.

Đứng trước tình hình đó, Mỹ đang lên kế hoạch phát triển quân đội và tăng cường thêm ngân sách nhằm duy trì cán cân sức mạnh ở khu vực mà Mỹ đang muốn cải thiện tầm quan trọng của mình như Biển Đông.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại