Trung Quốc "kết bạn" và lời di huấn về chiến lược ngoại giao "vừa đẹp mắt, vừa ngon miệng" của Mao Trạch Đông

Thủy Thu |

Mao Trạch Đông từng cho rằng, đối với Trung Quốc, một chiến lược ngoại giao thành công phải "vừa đẹp mắt, vừa ngon miệng", tức là vừa đẹp mặt ngoài, vừa thiết thực bên trong.

Một trong những tâm điểm của dư luận thế giới tuần trước chính là việc Quần đảo Solomon và Kiribati cùng chấm dứt quan hệ với Đài Loan trong vòng chưa đầy một tuần, sau đó thiết lập hoặc dự kiến tái thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc.

Tờ Lianhe Zaobao dẫn nhận định của một số học giả Trung Quốc đại lục tiết lộ, có khả năng số quốc gia chấm dứt quan hệ với Đài Loan trong tương lai không chỉ dừng lại ở con số 2. Chẳng hạn, không thể phủ nhận các đồng minh khác của Đài Loan ở Nam Thái Bình Dương hay vùng Caribbean tiếp tục "quay lưng" với vùng lãnh thổ này và Bắc Kinh cũng có thể chào đón một làn sóng thiết lập quan hệ ngoại giao mới. 

Tờ Financial Times (FT-Anh) bình luận, bản chất ngoại giao là chính trị mà theo như mô tả của Mao Trạch Đông về hiệp ước Trung-Xô trước đây thì đối với Bắc Kinh, chiến lược ngoại giao thành công phải "vừa đẹp mắt, vừa ngon miệng", tức là đẹp đẽ về hình thức mà thiết thực về nội dung.

Đối với Trung Quốc đại lục và Đài Loan, sự kiện chính trị lớn nhất trước mắt của hai bờ eo biển chính là: Đại lục kỷ niệm quốc khánh 70 năm và Đài Loan chuẩn bị cho cuộc bầu cử địa phương. 

Do đó, trong bối cảnh hiện nay, các động thái chấm dứt quan hệ, thiết lập quan hệ, tái thiết lập quan hệ ngoại giao đều có ý nghĩa vô cùng quan trọng với cả Bắc Kinh và Đài Loan, đặc biệt  về giá trị chính trị và địa chính trị.

Trung Quốc kết bạn và lời di huấn về chiến lược ngoại giao vừa đẹp mắt, vừa ngon miệng của Mao Trạch Đông - Ảnh 1.

Thủ tướng Quần đảo Solomon Manasseh Sogavare tuyên bố sẽ xem xét lại mối quan hệ giữa đảo quốc của ông với Đài Bắc sau khi ông đắc cử vào tháng Tư. Ảnh: AFP

Với TQ, quan niệm "vừa đẹp mắt, vừa ngon miệng" vẫn chưa lỗi thời

Về phía Bắc Kinh, dù là phát biểu của Ngoại trưởng Vương Nghị hay các bản tin truyền thông nhà nước đều nhấn mạnh thông tin "sự kiện hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao trùng vào hoạt động kỷ niệm quốc khánh 70 năm của Trung Quốc". 

Rõ ràng, việc thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước có liên quan đến lễ kỷ niệm 70 năm thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, nói cách khác, động thái này có thể được gọi là "ngoại giao quà tặng" nhân ngày quốc khánh.

Trong khi đó, Quần đảo Solomon và Kiribati có những vấn đề riêng.

Quần đảo Solomon không có Bộ Quốc phòng. Các vấn đề về đào tạo và hậu cần của lực lượng vũ trang đảo quốc này do Australia phụ trách, trong khi mối quan hệ Trung Quốc- Australia có thể đã chịu ảnh hưởng sâu sắc từ mối quan hệ Trung-Mỹ.

Bên cạnh đó, Kiribati đã thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc trong quá khứ và sau đó lại chấm dứt quan hệ ngoại giao, bắt tay với Đài Loan. Hiện nay, Kiribati lại cắt đứt quan hệ với Đài Loan, sẵn sàng nối lại quan hệ ngoại giao với Trung Quốc.

Theo phía Đài Loan, Kiribati và Đài Loan chấm dứt quan hệ vì nước này yêu cầu Đài Loan viện trợ tài chính và từ chối các khoản vay thương mại với điều kiện ưu đãi do Đài Loan đề xuất. Cả hai quốc gia đã công khai tuyên bố rằng lý do "chia tay" với Đài Loan là để tìm kiếm tối đa hóa "lợi ích quốc gia" và để có được sự hỗ trợ từ bên ngoài.

Ngoài ra, hai quốc gia nói trên đều nằm ở khu vực Nam Thái Bình Dương. Động thái lần này của Trung Quốc chắc chắn sẽ có tác động rất lớn ở khu vực này, đặc biệt trong bối cảnh mâu thuẫn quan hệ Mỹ-Trung đang leo thang và hai nước đều đang giành ảnh hưởng ở đây.

Trung Quốc kết bạn và lời di huấn về chiến lược ngoại giao vừa đẹp mắt, vừa ngon miệng của Mao Trạch Đông - Ảnh 2.

Mỹ và đồng minh Australia đã cố gắng tạo ảnh hưởng ở Nam Thái Bình Dương thông qua chuyến thăm Solomon vào tháng 6 vừa qua. Ảnh: ABC News

Hình thức và nội dung đều quan trọng như nhau

Động thái ngoại giao mới nhất này đã tác động mạnh mẽ tới nội bộ đảo Đài Loan. Bởi ngay sau loạt chấm dứt quan hệ ngoại giao trên xảy ra, ứng viên lãnh đạo Đài Loan Hàn Quốc Du đã ngay lập tức đăng tải tuyên bố trên facebook, kêu gọi Bắc Kinh về nền tảng hòa bình và ổn định giữa eo biển Đài Loan. Ông phải làm điều này, nếu không muốn thua cuộc trong cuộc tranh cử sắp tới.

Trong khi đó, bà Thái Anh Văn và đảng Dân tiến liên tục đưa ra tuyên bố về vấn đề này. Đầu tiên, chính quyền đương nhiệm nhấn mạnh rằng, họ sẽ không bao giờ chấp nhận giải pháp "một quốc gia, hai chế độ" của Bắc Kinh. Thứ hai, họ kêu gọi người dân Đài Loan "kiên trì" đến cùng.

Theo số liệu thống kê tính đến đầu tháng 8 cho thấy, trong trường hợp chỉ có hai ứng cử viên tham gia tranh cử gồm bà Thái Anh Văn và ông Hàn Quốc Du thì tỷ lệ nhận được sự ủng hộ lần lượt là 50,9% và 49,1%. Trong trường hợp có ba ứng cử viên tham dự gồm bà Thái Anh Văn, ông Hàn Quốc Du và ông Kha Văn Triết thì tỷ lệ ủng hộ lần lượt là 36,9%, 38,2% và 24,9%.

Hiện tại, theo nguồn tin tin cậy mới nhất trên đảo của FT, ông Kha Văn Triết có khả năng sẽ hợp tác với ông Tống Sở Du cùng tham gia cuộc bầu cử, đây là khả năng có xác suất cao.

Theo FT, Bắc Kinh đã rất biết "chớp thời cơ" và nhân tố bên ngoài này - động thái chấm dứt quan hệ ngoại giao - chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới kết quả trưng cầu trên và có thể tác động tới kết quả chính thức của cuộc bầu cử sang năm, thậm chí tác động đến cả hướng đi của chính quyền mới của Đài Loan.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại