Trung Quốc dùng 'chiến lược biển Đông' đối phó Ấn Độ trên biên giới?

Anh Minh |

Việc Trung Quốc tăng cường phát triển cơ sở hạ tầng quân sự ở biên giới với Ấn Độ cho thấy sự thay đổi trong cách tiếp cận của Bắc Kinh đối với các tranh chấp lãnh thổ, buộc New Delhi phải xem xét lại việc bố phòng an ninh quốc gia của mình.

Theo Stratfor (hãng phân tích an ninh-địa chính trị có trụ sở tại Mỹ), Trung Quốc đang mở rộng và nâng cấp một số lượng lớn các cơ sở quân sự dọc theo toàn bộ biên giới với Ấn Độ khi căng thẳng tiếp tục tăng cao sau cuộc đụng độ đẫm máu giữa lực lượng Ấn Độ và Trung Quốc vào tháng 6, sau đó là vụ nổ súng cuối tháng 8.

New Delhi đã phải vật lộn để đối phó với những leo thang gần đây, nhưng thực tế chiến lược mới được tạo ra bởi hệ thống cơ sở hạ tầng lâu dài của Bắc Kinh sẽ buộc New Delhi phải định hình thế trận quốc phòng trong tương lai trước viễn cảnh khả năng ngày càng tăng của Trung Quốc ở các khu vực biên giới.

Động lực xây dựng của Trung Quốc hướng đến các khả năng quân sự trong tương lai sẽ khiến căng thẳng khu vực lâu dài với Ấn Độ có khả năng vượt qua các cuộc đối đầu gần đây giữa lực lượng hai nước.

Cuộc khủng hoảng Doklam 2017 dường như đã làm thay đổi các mục tiêu chiến lược của Trung Quốc, với việc họ tăng gấp đôi số căn cứ không quân, điểm phòng không và sân bay trực thăng gần biên giới Ấn Độ trong ba năm qua. Việc mở rộng nhanh chóng các cơ sở hạ tầng quân sự thường trực của Trung Quốc cho thấy những ý định về một tầm nhìn rộng hơn so với những sự kiện đối đầu ở biên giới gần đây.

Hãy sâu chuỗi các sự kiện:

• Lực lượng Ấn Độ và Trung Quốc đụng độ ở khu vực Doklam vào tháng 6 năm 2017. Kể từ đó, Trung Quốc đã bắt đầu xây dựng ít nhất 13 cơ sở quân sự hoàn toàn mới gần biên giới với Ấn Độ, bao gồm ba căn cứ không quân, năm vị trí phòng không thường trực và năm sân bay trực thăng. 

Việc xây dựng bốn trong số các sân bay trực thăng mới đó chỉ bắt đầu sau khi cuộc khủng hoảng Ladakh hiện tại bắt đầu vào tháng Năm.

• Những phát triển dài hạn này vượt lên trên những triển khai tức thời mà Trung Quốc đã tiến hành trong các lần đối đầu trên biên giới với Ấn Độ trước đây , cho thấy ý định trong tương lai là tăng cường thế trận binh lực trong các tranh chấp biên giới với Ấn Độ.

Trung Quốc dùng chiến lược biển Đông đối phó Ấn Độ trên biên giới? - Ảnh 2.

Ảnh vệ tinh chụp một căn cứ quân sự Trung Quốc ở đèo Kongka, ngày 22/5/2020

Chiến lược của Trung Quốc khi đối đầu với Ấn Độ là dựa vào khả năng hỗ trợ hậu cần mạnh mẽ, mang lại cho Bắc Kinh khả năng to lớn trong việc huy động lực lượng vào các khu vực biên giới tranh chấp.

Theo Stratfor, cách tiếp cận như vậy tương tự như chiến lược của Trung Quốc ở Biển Đông, nơi việc xây dựng các cơ sở quốc phòng thường trực hỗ trợ ưu thế quân sự tại chỗ của Trung Quốc và làm tăng đáng kể chi phí quân sự đối với các bên muốn đối kháng quân sự để phản đối yêu sách biển của Bắc Kinh trong khu vực.

Khi áp dụng chiến lược tương tự ở biên giới với Ấn Độ, Trung Quốc nhằm mục đích ngăn cản sự phản kháng hoặc hành động quân sự của Ấn Độ trong các tranh chấp biên giới trong tương lai bằng cách phô trương khả năng và ý định sẵn sàng cho các cuộc đối đầu quân sự.

Đặc biệt, sự chú trọng của Trung Quốc về sức mạnh không quân cũng cho phép nước này thi triển sức mạnh quân sự trên địa hình phức tạp của dãy Himalaya bằng cách khai thác những khoảng trống hiện có trong khả năng của Ấn Độ.

Một phần quan trọng trong các phát triển cơ sở hạ tầng gần đây của Bắc Kinh là nhằm trực tiếp tăng cường khả năng triển khai sức mạnh không quân dọc theo toàn bộ biên giới Ấn Độ vào thời điểm bản thân New Delhi đang vật lộn để xây dựng lại sức mạnh không quân.

Tất cả các căn cứ không quân, đường băng và địa điểm phòng không bổ sung sẽ giúp Trung Quốc đạt được ưu thế trên không tại các khu vực tranh chấp trong các cuộc xung đột trong tương lai, che chắn cho các cuộc di chuyển trên bộ nhằm thực hiện các yêu sách lãnh thổ thực tế.

• Quân đội Trung Quốc hiện đang xây dựng bốn vị trí phòng không tương tự trong các căn cứ không quân hiện có và các cơ sở khác, bao gồm các đường băng bổ sung, nơi trú ẩn của máy bay, giúp ngăn cản việc quan sát từ bên ngoài. Ngoài việc phát triển cơ sở hạ tầng, Trung Quốc cũng đang triển khai thêm nhiều hệ thống phòng không và máy bay chiến đấu tới các cơ sở hiện có.

• Trong khi đó, Ấn Độ đã phải đối mặt với nhiều thất bại liên tục trong nỗ lực hiện đại hóa phi đội máy bay chiến đấu già cỗi. Việc giao máy bay chiến đấu Rafale của Pháp gần đây đã bắt đầu giúp Ấn Độ giảm bớt phần nào áp lực, nhưng sẽ cần thêm thời gian để chứng kiến việc sản xuất bản địa và mua sắm từ nước ngoài thực sự giúp xây dựng lại sức mạnh của không quân Ấn Độ.

Chiến lược hiếu chiến của Trung Quốc tập trung nhiều khí tài quân sự vào các khu vực tranh chấp dọc biên giới, có thể làm tăng nguy cơ leo thang tiềm tàng và xung đột kéo dài.

Sự leo thang liên tục ở khu vực biên giới Ladakh đã bắt đầu hình thành phản ứng của Ấn Độ. Bộ Quốc phòng Ấn Độ ngày 14/9 thông báo sẽ xây dựng 6 đường băng mới và 22 cơ sở trực thăng quân sự trên khắp Ladakh.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại