Trump dừng xây dựng hệ thống phòng thủ ở châu Âu?

Minh Tú |

Xung quanh vấn đề giải quyết căng thẳng với Nga, tân Tổng thống Donald Trump cần dừng việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa ở châu Âu.

Trong số các vấn đề an ninh quốc gia khó khăn nhất mà chắc chắn trong nhiệm kỳ sắp tới của tân Tổng thống Donald Trump phải đối mặt là vấn đề sử dụng hệ thống phòng thủ tên lửa của mình ở châu Âu, tờ báo Bulletin of the Atomic Scientists viết.

Những nỗ lực của Mỹ để kéo dài thời hạn các thiết bị của hệ thống phòng thủ tên lửa ở châu Âu đã trở thành những nguyên nhân gây ra bất đồng nghiêm trọng với Nga, quan hệ mà chính quyền tân Tổng thống Mỹ đặc biệt muốn cải thiện trong nhiệm kỳ của mình.

Tờ báo nhắc lại rằng, hệ thống phòng thủ tên lửa này được tạo ra với lý do từ các hệ mối đe doạ hạt nhân từ Iran. Trong khi đó Hoa Kỳ đã không dừng lại ngay cả khi nhiều chuyên gia của hai nước cảnh báo rằng, việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa ở châu Âu sẽ làm cản trở lại thoả thuận cắt giảm vũ khí mới với Nga.

Các chuyên gia cũng khẳng định chính sách này của Mỹ có thể dẫn đến một cuộc chạy đua vũ trang mới và Chiến tranh Lạnh.

Đặc biệt hơn chính quyền tổng thống Obama đã tuyên bố sự cần thiết của hệ thống phòng thủ tên lửa này ngay cả khi đã đạt được thoả thuận về chương trình hạt nhân của Iran, hay cũng giảm đáng kể nguy cơ bị tấn công hật nhân từ Tehran.

Như nhiều lần Moscow nhấn mạnh, thực tế này rõ ràng hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ ở châu Âu chủ yếu chống lại sự răn đe hạt nhân của Nga.

Nguy cơ nghêm trọng nhất hiện nay xung quanh căng thẳng giữa hai cường quốc hạt nhân này: Phía Nga có thể đơn phương rút khỏi Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) 1987 để đáp lại với việc Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa mới của mình ở Ba Lan.

Đổi lại, thượng viện Mỹ, nơi có phần lớn các thành viên của đảng Cộng Hoà có thể chấm dứt Hiệp ước START-3 năm 2010, cắt giảm 1500 đầu đạn hạt nhân mỗi bên. Các quan chức trong Quốc hội Mỹ có thể là một trở ngại cho Trump trên con đường xoa dịu căng thẳng với Nga, tờ Bulletin of the Atomic Scientists khẳng định.

Khi lực lượng “Diều hâu” của đảng Cộng hoà và đảng Dân chủ sẵn sàng để hỗ trợ tăng chi phí làm mới và sử dụng các hệ thống phòng thủ tên lửa, để trở thành đối trọng trước sự lớn mạnh từ Nga.

Các vị tri lãnh đạo của Mỹ cũng có ý kiến về vấn đề an toàn hạt nhân không rõ ràng. Ví dụ như cựu trợ lý bộ trưởng bộ Quốc phòng Mỹ dưới thời Tổng thống Gearge W.Bush, kiêm Phó Chủ tịch phụ trách phát triển kinh doanh của Hệ thống Phòng thủ tên lửa chiến lược của tập đoàn Boeing, bà Mira Ricardel đã kêu gọi tăng cường hệ thống phòng thủ tên lửa ở châu Âu.

Nếu tân Tổng thống Mỹ muốn gửi đến Nga tín hiệu sẵn sàng hợp tác thì cách tốt nhất là dừng việc triển khai các hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ ở Ba Lan và Romani, cựu cố vấn an ninh của Obama về khoa học và công nghệ, nguyên trợ lý bộ trưởng quốc phòng Mỹ thời tổng thống Clinton, ông Philop Coyle.

Không có nghi ngờ rằng quan điểm vững chắc của Nga về vấn đề hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ ở châu Âu sẽ là điểm quan trọng nhất trong mối quan hệ giữa hai cường quốc hạt nhân này cho dù tân Tổng thống Donald Trump muốn hay không, tờ Bulletin of the Atomic Scientists kết luận.

Trong tháng 5 năm 2016 ở khu vực thành phố Deveselu của Rumani đã xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ Aegis Ashore.

Loại tương tự sẽ xuất hiện ở Ba Lan năm 2018, theo các chuyên gia đánh giá việc triển khai các hệ thống phòng thủ tên lửa ở châu Âu của Mỹ sẽ tiếp diễn đến năm 2020.

Trước những sự kiện này Moscow đã nhiều lần tuyên bố rằng các hành động triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ và NATO sẽ tạo ra một mối đe doạ an ninh quốc gia của Nga, phá hoại sự ổn định tình hình chiến lược trong khu vực.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại