Trong buổi họp lớp dịp nghỉ Tết Nguyên Đán, tôi phát hiện cuộc sống thực sự đằng sau vẻ lấp lánh của bạn học trên MXH: Nuốt nước mắt bất lực vào trong!

Diệu Đan |

Trước đây, tôi chỉ biết về cuộc sống của họ qua trang cá nhân, vậy nhưng, sau vài tiếng họp lớp, tôi cũng thoáng thấy được bộ mặt chân thực nhất của cuộc sống từ những tiếng thở dài và sự bất lực.

Trong dịp Tết Nguyên đán, tôi đã tham dự buổi họp mặt các bạn cùng lớp 15 năm sau khi tốt nghiệp đại học.

Trước đây, tôi chỉ biết về cuộc sống của họ qua trang cá nhân, vậy nhưng, sau vài tiếng họp lớp, tôi cũng thoáng thấy được bộ mặt chân thực nhất của cuộc sống từ những tiếng thở dài và sự bất lực.

Hóa ra đằng sau vinh quang ấy là rất nhiều điều tầm thường.

01

Linh là "người chiến thắng trong cuộc sống" được chúng tôi công nhận. Cô ấy sinh ra trong một gia đình kinh doanh giàu có, sau khi tốt nghiệp, cô ấy kết hôn với một người chồng cũng xuất thân từ một gia đình khá giả. 

Những hình ảnh cô ấy chia sẻ trên mạng xã hội khiến tôi nghĩ cô ấy có một cuộc sống rất yên bình và hạnh phúc. Chồng bận rộn với công việc, nhưng chỉ cần cô ấy nói muốn ăn gì đó, anh ấy cũng sẽ lái xe đi mua dù tan làm muộn hay đường có xa tới đâu. Bố mẹ chồng cũng rất tâm lý, biết đôi vợ chồng trẻ không thích nấu ăn nên cuối tuần họ đều đến nấu một bàn đồ ăn cho họ. Tôi đã từng cảm thấy Linh là người may mắn nhất trên đời.

Nhưng, sau vài ba chén rượu, chúng tôi mới nhận ra rằng, những bài đăng trên mạng xã hội chỉ phản ánh một phần rất nhỏ cuộc sống của cô ấy.

Sự thật là: Trong nhiều năm qua, vì lý do thể chất, cô chưa thể sinh con, và mẹ chồng luôn chế nhạo cô ấy. Mỗi cuối tuần mẹ chồng về nấu ăn, bà đều nấu một nồi lớn canh bổ dưỡng vô vị, bất kể Linh có thích hay không. Chồng cô, người đàn ông của gia đình nhiều người mến mộ, thực ra đã bí mật kết hôn với một người khác từ lâu. Khi đến tuổi trung niên và phải đối mặt với sự thay đổi trong hôn nhân, cô ấy rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan.

Tôi nhớ đến một câu nói tôi đã từng đọc: Dưới đáy nồi của mỗi người đều có cháy, chỉ là họ không muốn để lộ ra mà thôi.

Cuộc sống trên mạng xã hội không phải là tất cả cuộc sống. Ai cũng sẵn sàng phơi bày mặt huy hoàng nhất của cuộc đời nhưng lại chọn cách nuốt những giọt nước mắt cay đắng vào trong.

Trong buổi họp lớp nhân dịp nghỉ Tết Nguyên Đán, tôi phát hiện ra cuộc sống thực sự đằng sau trang cá nhân trên mạng xã hội - Ảnh 1.

02

Trình, lớp trưởng, người có triển vọng nhất trong lớp. Tin tức Trình là CEO của một công ty niêm yết từng được lan truyền rộng rãi trong nhóm lớp. Trong bữa tiệc này, cậu ấy mặc vest, đi giày da, tóc chải chuốt gọn gàng nhưng khuôn mặt lại ánh lên đầy vẻ thăng trầm của cuộc sống và sự mệt mỏi. Hóa ra đằng sau những khách sạn cao cấp và những bức ảnh nghỉ dưỡng trên trang cá nhân là vô số ngày đêm miệt mài làm việc.

Cậu ấy nói rằng việc thức khuya và làm thêm giờ là chuyện bình thường, cậu ấy đã nhìn thấy bầu trời ở thành phố lúc ba giờ sáng không biết bao nhiêu lần. Cậu ấy dành phần lớn thời gian trong năm để đi công tác, cậu ấy thậm chí từng bay tới một thành phố ba lần một tuần. Những chuyến công tác quanh năm dẫn đến chế độ ăn uống thất thường, khiến cậu ấy mắc bệnh ung thư dạ dày giai đoạn đầu ở tuổi 40.

"Có được những tiếng vỗ tay, nhưng cái giá phải trả lại là sức khỏe của bản thân."

Lời nói của Trình, lớp trưởng năm nào, phần nào cũng nói lên tiếng lòng của nhiều người.

Chúng ta ghen tị với danh tiếng và thành tích của người khác nhưng lại bỏ qua một thực tế:

Những chiếc bánh sẽ không từ trên trời rơi xuống, và trên đời, chẳng có quả sung nào tự dưng rơi trúng miệng. Thành tích đạt được đều là nhờ làm việc chăm chỉ, và những con số trên phiếu lương chỉ tăng lên thông qua việc hy sinh vô số thời gian rảnh rỗi.

Không ai có thể đạt đến đỉnh cao của cuộc đời một cách dễ dàng, nhưng bạn chưa từng thấy cảnh họ leo thang khó khăn ra sao.

Đằng sau sự thịnh vượng là nỗi cô đơn, đằng sau sự hào nhoáng là gian khổ. Đó là toàn bộ sự thật của cuộc sống.

Trong buổi họp lớp nhân dịp nghỉ Tết Nguyên Đán, tôi phát hiện ra cuộc sống thực sự đằng sau trang cá nhân trên mạng xã hội - Ảnh 2.

03

So với những người có gia đình như chúng tôi, Trang, vẫn độc thân, rõ ràng có một cuộc sống thoải mái hơn. Cô ấy làm việc trong một công ty đa quốc gia và kiếm được mức lương hàng năm vô cùng cao. Trang cá nhân của cô ấy đầy rẫy những bức ảnh họp mặt trong ngành, đi nghỉ dưỡng, cắm trại cùng những tên tuổi lớn. Nói một cách logic, cuộc đời của cô ấy và cuộc đời của một người bình thường như tôi sẽ không có điểm giao thoa nào cả. Nhưng cách đây không lâu, tôi nghe nói cô ấy thực ra có tên trong danh sách những người vay nhiều nhưng không chịu trả.

Thì ra những năm gần đây, cô mua rất nhiều trang phục cao cấp, đồ trang sức đắt tiền, túi hàng hiệu và chi phí cho nhiều bữa tiệc cao cấp đã khiến số tiền tiết kiệm của cô ấy cạn kiệt. Một nhà văn từng nói: Người ở thành phố nhìn có vẻ xán lạn, nhưng thực ra, tiềm ẩn sâu bên trong đều là một góc tối.

Một cuộc sống tưởng chừng như trải hoa hồng nhưng ẩn sau đó lại là nỗi cô đơn không ai quan tâm.

Những cái gọi là kết nối và các mối quan hệ đó đơn giản là không thể chịu đựng được thử thách khi gặp khủng hoảng. Sự nhiệt tình giúp đỡ lẫn nhau phần lớn chỉ là truyền thuyết, còn sự thờ ơ đứng nhìn mới là chân tướng của cuộc sống.

Trong buổi họp lớp nhân dịp nghỉ Tết Nguyên Đán, tôi phát hiện ra cuộc sống thực sự đằng sau trang cá nhân trên mạng xã hội - Ảnh 3.

04

Trinh là phụ huynh nhiệt huyết nhất trong số các bạn cùng lớp. Cô ấy từng học tập chăm chỉ và được nhận vào một trường đại học trọng điểm ở một thị trấn nhỏ, sau khi tốt nghiệp, cô ấy ở lại thành phố và tìm một người chồng lập trình viên.

Hai người làm việc chăm chỉ trong vài năm và có một cuộc sống sung túc, đủ đầy.

Vì bản thân thay đổi vận mệnh nhờ việc học nên cô ấy cũng đặc biệt nghiêm khắc với con trai trong chuyện học hành.

Trên trang cá nhân, người ta thường xuyên thấy cô ấy chia sẻ về chính sách thi cử và ngành giáo dục.

Tôi thường thấy cô ấy khoe thành tích của con và nhiều tài năng khác nhau. Trong ấn tượng của chúng tôi, con trai cô ấy là học sinh giỏi nhất trong lớp, giỏi cờ vây và Olympic toán, là "con nhà người ta" mà ai cũng phải ghen tị.

Nhưng khi cô ấy trả lời điện thoại, dù đã cố gắng hạ giọng nhưng tôi vẫn nghe ra được:

Vì phương pháp giáo dục quá áp lực của cô ấy mà con trai sắp bước vào cấp 2 của cô ấy có hiện tượng chán học. Không chỉ điểm số tuột dốc, cậu bé còn chơi với những người bạn không mấy lành mạnh.

Trinh cảm thấy rằng nếu con trai mình không đỗ vào một trường trung học cơ sở trọng điểm, cậu bé sẽ không thể vào được một trường trung học trọng điểm, và sau đó cũng sẽ bỏ lỡ một trường học danh tiếng, và nếu không thể vào một trường danh tiếng, cuộc đời của con trai cô ấy sẽ chấm hết...

Càng nghĩ cô ấy càng lo lắng, cô ấy mắc chứng mất ngủ trầm trọng và có lần phải đến gặp bác sĩ tâm lý để được chữa trị.

Chồng cô ấy không những không quan tâm đến trạng thái tinh thần của vợ mà còn buộc tội cô trong việc giáo dục con trai, hai vợ chồng cứ vài ngày lại cãi nhau một lần.

Cô ấy nỗ lực hết sức vì con chỉ để nhận lại những lời buộc tội và oán giận.

"Người mẹ hoàn hảo" trên trang cá nhân cũng đang phải chịu đựng sự tuyệt vọng, đau lòng mà người khác không hề hay biết.

Hoá ra, con đường giáo dục con cái không hề thuận buồm xuôi gió như chúng ta vẫn hằng nghĩ.

Trong buổi họp lớp nhân dịp nghỉ Tết Nguyên Đán, tôi phát hiện ra cuộc sống thực sự đằng sau trang cá nhân trên mạng xã hội - Ảnh 4.

*** 

Buổi họp lớp sau nhiều năm khiến tôi chợt nhận ra rằng sự không hoàn hảo chính là chân tướng của cuộc sống.

Và một trong những dấu hiệu cho thấy sự trưởng thành của một người là người đó không còn đứng kiễng chân lên ngước nhìn hạnh phúc của người khác nữa.

Vậy cho nên, đừng lo lắng, ngừng đố kỵ, chăm chỉ làm chủ cuộc sống của chính mình, bạn sẽ là kẻ mạnh trong cuộc sống.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại