Khi Chiến tranh thế giới kết thúc, Arthur Nash, một thương nhân may mặc ở Cincinnati nhận thấy công việc kinh doanh của mình đang gặp vấn đề, ông ấy thiếu nguồn vốn hoạt động. Công việc kinh doanh của Arthur đã sa sút đến mức chi phí bỏ ra còn nhiều hơn cả lợi nhuận mà ông kiếm được.
Ông ấy không thể huy động đủ nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh của mình, mọi thứ đều thất bại. Trong lúc tuyệt vọng nhất, Arthur Nash quyết định thử nghiệm "Nguyên tắc vàng" như một phương sách cuối cùng.
Tập hợp những nhân viên của mình lại, Arthur Nash nói cho họ nghe về tình hình khó khăn mà công ty đang lâm bào. Ông nói rằng chỉ có 1 phần ngàn cơ hội để cứu công việc kinh doanh, và với sự hợp tác của họ, ông ấy có thể nắm lấy cơ hội đó.
Arthur Nash đề nghị những người nhân viên của mình trở thành "đối tác" của ông và ông chia sẻ 1 phần lợi nhuận với họ. Đổi lại, ông ấy yêu cầu họ quên đi thời gian, dù tiện tích cá nhân và đặt mọi thứ họ có vào công việc kinh doanh.
"Nếu phương cách này không thể cứu chúng ta, thì sẽ không còn điều gì khác có thể làm chuyện này. Nhưng tôi tin rằng nếu chúng ta đồng tâm hiệp lực, chúng ta chắc chắn sẽ chiến thắng".
Những nhân viên của Arthur Nash cũng tin tưởng vào điều này. Họ cùng tham gia vào với tất cả trí óc, con tim và công sức. Không chỉ vậy, họ còn đi những đôi tất cũ, thay đổi chỗ để ở để tiết kiệm từng đồng và dồn tất cả những gì họ có vào công việc kinh doanh.
Điều đó cũng giúp ích rất nhiều, nhưng thứ có giá trị nhất chính là tinh thần mà họ đặt vào công việc, một tinh thần khát khao chân thành mong muốn việc kinh doanh tiến triển. Việc kinh doanh thực sự đã đi lên. Thực tế, nó phát triển thịnh vượng hơn trước rất nhiều.
Tôi vinh dự là người đầu tiên viết về câu chuyện của họ và đăng trên tạp chí. Và cho dù bạn có tin hay không, người đàn ông tên Arthur Nash và những nhân viên của mình - những người không làm gì hơn ngoài việc tuyên theo "Nguyên tắc vàng" - đã được lên trang nhất của các tờ báo và chiếm vị trí trang trọng trên các tờ tạp chí hàng đầu cả nước.
Cho dù bỏ ra hàng triệu đôla, người ta chưa chắc có thể nào được lên trang nhất của những tạp chí như thế.
Khi Arthur Nash qua đời một vài năm sau đó, ông ẫy đã là một người giàu có và công việc kinh doanh may mặc của ông cũng trở nên vô cùng thịnh vượng tới mức lợi nhuận ít nơi nào có được. Đó chính là "một người đàn ông làm gì cho nhân viên của mình, thì cũng chính là đang làm cho bản thân ông ta".
Một trong những nguyên tắc thành công quan trọng nhất mà bị nhiều người ngày nay thờ ơ là nguyên tắc được biết đến với tên gọi "Nguyên tắc vàng". Nguyên tắc đơn giản này có thể được hiểu là bất kể chúng ta đang làm gì với người khác, cho người khác, cũng là ta đang làm với chính mình, cho chính mình.
* Nội dung trích trong cuốn: "Để thế giới biết bạn là ai" của Napoleon Hill
"Để thế giới biết bạn là ai" của Napoleon Hill là một cuốn sách về nghệ thuật bán hàng, nhưng nó lại không dạy bạn cách để bán một món hàng cụ thể. Có một sự thật là tất cả chúng ta đều là người bán hàng, bất kể chúng ta là ai, theo nghề nghiệp gì, hoạt động trong lĩnh vực nào, bất kể đâu là đam mê mà ta đang theo đuổi.
Bạn không nhất thiết phải bán một món hàng cụ thể mới là người bán hàng, mỗi lúc bạn chuyện trò cùng ai đó, chia sẻ một ý kiến, giải thích một ý tưởng, chính là bạn đang bán ra món sở hữu giá trị nhất của bạn – chính bạn.
Mọi dịch vụ, trí tuệ, ý tưởng, kỹ năng của bạn đều là một "món hàng" mà bạn bán ra cho đời, để thu về sự thịnh vượng cả về vật chất lẫn tinh thần.
Công ty First News - Trí Việt giữ bản quyển xuất bản và phát hành ấn bản tiếng Việt trên toàn thế giới.