Triệu Vân, Quan Vũ, Lã Bố, ai là "Tam Quốc đệ nhất quân thần"? Một vật chôn sâu dưới núi cho thấy hậu thế đã lầm

Karry Trần |

Nhắc tới "Tam Quốc đệ nhất quân thần", người ta hẳn nghĩ ngay tới 3 cái tên Quan Vũ, Lã Bố và Triệu Vân. Sự thật là gì?

(Ảnh: Internet)

(Ảnh: Internet)

Ai mới là "Tam Quốc đệ nhất quân thần"? Nhắc đến vấn đề này, tùy vào từng góc nhìn khác nhau, mỗi độc giả sẽ đưa ra một đáp án khác nhau. Ba ý kiến phổ biến nhất có lẽ là Quan Vũ, Lã Bố và Triệu Vân.

Thực ra, ba vị tướng vừa được nêu trên chỉ có thể được coi là những vị tướng tài ba, để có thể được coi là "Tam Quốc đệ nhất quân thần" (vị tướng dùng binh giỏi nhất thời Tam Quốc), thì họ chưa đủ tầm.

Tại sao lại nói như vậy? Vì Lã Bố và Triệu Vân dù thông minh, dũng mãnh, song lại thiếu mưu lược. Quan Vũ là người nhiều ưu điểm, song lại có nhược điểm quá rõ ràng là kiêu ngạo.

"Tam Quốc đệ nhất quân thần" là Vô Khâu Kiệm

Vào thời nhà Thanh, năm Quang Tự thứ 32 (1906), nông dân vùng Cát Lâm được quan phủ triệu đi sửa đường ở trong rừng sâu, cách huyện lỵ không xa. Khi đứng ở trên lưng núi, một người nông dân đã vô tình phát hiện một tấm bia đá. Tấm bia này tuy không còn nguyên vẹn, song đã cho chúng ta biết "Tam Quốc đệ nhất quân thần" thực sự là ai.

Tấm bia này chính là "Vô Khâu Kiệm ký công bi" (bia ghi nhớ công lao của Vô Khâu Kiệm) nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc. Tấm bia dài 88,5 cm, rộng khoảng 30 cm, bên trên mặt bia được khắc kiểu Lệ Thư thời Hán. Đây là một di vật hiếm có thời Tam Quốc được tìm thấy.

Triệu Vân, Quan Vũ, Lã Bố, ai là Tam Quốc đệ nhất quân thần? Một vật chôn sâu dưới núi cho thấy hậu thế đã lầm - Ảnh 1.

"Vô Khâu Kiệm ký công bi" (Ảnh: QQ)

Từ những ký tự được ghi trên tấm bia, các học giả nhanh chóng biết được nguồn gốc lai lịch của nó. Hóa ra, tấm bia này đã ghi lại một trận đánh huyền thoại trong lịch sử Tam Quốc – bình định Cao Câu Ly ở Liêu Đông.

Quốc gia Cao Câu Ly (thường được gọi với tên là Cao Ly) là một vương quốc tồn tại ở phía Đông Bắc Trung Quốc từ thế kỷ I trước Công Nguyên đến thế kỷ VII sau Công Nguyên.

Vào thời kỳ đầu Tam Quốc, ba nước Ngụy, Thục, Ngô bận tranh đấu ở vùng Trung Nguyên, không có thời gian chú tâm tới khu vực phía Bắc Trung Quốc.

Vì vậy, vương quốc Cao Câu Ly mạnh lên và nhanh chóng mở rộng lãnh thổ, ở thời kỳ thịnh trị của nó, lãnh thổ phía Đông Cao Câu Ly kéo dài tới biển Nhật Bản, phía Nam tới lưu vực sông Hàn, phía Tây Bắc đi qua sông Liêu (Nam Mãn Châu).

Quốc vương thứ XI của Cao Câu Ly là Đông Xuyên Vương liên minh với Tôn Quyền của nước Đông Ngô, tạo nên mối đe dọa lớn với lãnh thổ phía Bắc của nước Ngụy.

Từ năm 244 đến năm 245, tướng Vô Khâu Kiệm (còn gọi là Quán Khâu Kiệm) dưới trướng Tào Tháo được giao nhiệm vụ bảo vệ vùng biên giới phía Bắc nước Ngụy.

Ông đã cùng đội quân của mình khắc phục vô vàn khó khăn, từ đường xá xa xôi đến việc tiếp tế lương thực gặp nhiều trở ngại, liên tiếp đánh tan các đợt tấn công từ Cao Câu Ly, chiếm thành Hoán Đô - Hwando (丸都城‎), làm cho quân của Cao Câu Ly dần suy yếu, phải rút chạy về khu vực biên giới Nga ngày nay.

Triệu Vân, Quan Vũ, Lã Bố, ai là Tam Quốc đệ nhất quân thần? Một vật chôn sâu dưới núi cho thấy hậu thế đã lầm - Ảnh 3.

Vô Khâu Kiệm (Hình minh họa: Internet)

Vô Khâu Kiệm thúc giục binh lính thừa thắng xông lên, đội quân nhà Ngụy đã tiến tới miền duyên hải Primorsky của Nga, chiếm trọn bán đảo Triều Tiên.

Đây được coi là coi là lần tiến công xa nhất trong các triều đại phong kiến Trung Quốc đến phía Đông Bắc, giúp mở rộng ảnh hưởng của nước Ngụy tới tận biên giới Nga và Đông Bắc Á. Từ đó, vương quốc Cao Câu Ly rơi vào suy tàn trong hơn 70 năm và không bao giờ tiếng xuống phía Nam nữa.

Chiến thắng lừng lẫy dưới sự lãnh đạo của tướng Vô Khâu Kiệm là cuộc chiến lớn nhất ngoài lãnh thổ thời Tam Quốc, giúp củng cố sự lớn mạnh của nhà Ngụy, hơn nữa còn là chiến thắng bảo vệ biên giới phía đông bắc Trung Quốc. Chiến thắng này có ý nghĩa vượt xa so với cuộc nội chiến đang diễn ra. Với tài điều binh khiển tướng của mình, Vô Khâu Kiệm xứng đáng được gọi là"Tam Quốc đệ nhất quân thần".

Bài viết tham khảo từ Sohu

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại