Trí tuệ của chúng ta được thừa hưởng từ bố hay mẹ? Đáp án hóa ra nằm ngay trong câu chuyện tiếu lâm mà ai cũng biết

J.D |

Trí tuệ của chúng ta được thừa hưởng từ bố hay mẹ? Đáp án hóa ra nằm ngay trong câu chuyện tiếu lâm mà ai cũng biết.

Cô gái xinh đẹp đi đến trước mặt một nhà khoa học và mở lời: "Hãy lấy em! Con cái của chúng ta sẽ có sắc đẹp của em và trí tuệ tuyệt đỉnh của anh."

Nhà khoa học sau một hồi suy ngẫm, đáp lại: "Cũng tốt. Nhưng tôi chỉ sợ đứa bé sẽ có sắc đẹp của tôi và trí thông minh của cô thì thật bi kịch làm sao."

Phía trên là một câu chuyện tiếu lâm kinh điển mà có lẽ nhiều người đã đọc qua. Nhưng bỏ qua yếu tố gây cười, nó còn cho thấy một vấn đề khác đã khiến khoa học phải trăn trở suốt nhiều thế kỷ. Đó là trí tuệ của người con nếu được di truyền, thì đó là từ bố hay mẹ?

Khi con ra đời, cha mẹ nào cũng mong di truyền được những điểm tốt nhất cho báu vật của đời mình. Thậm chí nó còn dẫn đến những cuộc cạnh tranh ngầm giữa các bậc phụ huynh, về việc con mình thực sự giống ai hơn. Và khi nói đến trí tuệ, nếu con thông minh thì ai mà chẳng nhận về mình, đúng không?

Trí tuệ của chúng ta được thừa hưởng từ bố hay mẹ? Đáp án hóa ra nằm ngay trong câu chuyện tiếu lâm mà ai cũng biết - Ảnh 1.

Khoa học nói gì?

Như đã nêu, việc trí tuệ được di truyền từ bố hay mẹ cũng là câu hỏi khiến khoa học phải trăn trở suốt một thời gian dài. Nhưng cuối cùng, đáp án cũng đã có: nhiều khả năng là từ người mẹ các bạn ạ.

Đây là kết luận của các nhà nghiên cứu từ Glasgow (Scotland). Họ đã thực hiện một thí nghiệm biến đổi gene trên chuột, và kết quả cho thấy những cá thể được cấy thêm gene từ chuột mẹ sẽ sở hữu não bộ lớn hơn, dù cơ thể nhỏ hơn. Ngược lại, nếu là gene từ bố thì não bộ sẽ bé lại, cơ thể lớn hơn. Chứng tỏ rằng, gene từ mẹ sẽ có ảnh hưởng lớn đến kích thước não bộ.

Nhưng đó là chuột, còn người thì sao? Các nhà khoa học tiếp tục làm một thử nghiệm nữa với quy mô lớn hơn, dựa trên số liệu của gần 13.000 đối tượng trong khoảng 14 - 22 tuổi từ năm 1994, cộng thêm nhiều yếu tố ảnh hưởng như nền tảng giáo dục, kinh tế - xã hội và sắc tộc. Kết quả vẫn vậy: các đặc điểm về trí thông minh dường như chịu ảnh hưởng từ chỉ số IQ của người mẹ.

Theo nhận định của các chuyên gia, bộ gene của con người có những loại gọi là "gene điều kiện" - chỉ hoạt động nếu được thừa hưởng từ người mẹ hoặc bố. Nghĩa là dù được thừa hưởng gene từ cả bố lẫn mẹ, nó sẽ chỉ hoạt động từ một người mà thôi. Gene quy định trí tuệ cũng thuộc loại điều kiện, và chỉ hoạt động khi thừa hưởng từ mẹ.

Đã từng có một số nghiên cứu nữa chứng minh rằng trí tuệ của con chịu ảnh hưởng từ mẹ. Ví dụ như nghiên cứu tại ĐH Washington (Mỹ) cho thấy mối liên hệ cảm xúc giữa mẹ và con có ảnh hưởng khá lớn đến sự phát triển não bộ của trẻ.

Theo đó thì trong vòng 7 năm, những đứa trẻ nhận được tình yêu thương của mẹ có hồi hải mã (khu vực não giúp lưu trữ thông tin) lớn hơn 10% so với trẻ bị cô lập. Tình thương của mẹ giúp cho đứa trẻ cảm thấy an toàn hơn khi muốn khám phá thế giới, và tự tin hơn để giải quyết vấn đề khúc mắc. Tất cả giúp cho trí tuệ của trẻ hình thành theo chiều hướng tốt hơn.

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa người bố không gây ảnh hưởng. Di truyền vốn không phải là điều quyết định hoàn toàn đến trí tuệ, dù tỉ lệ là khá lớn (khoảng 40% - 60%). Phần còn lại thuộc về môi trường, sự chăm sóc và giáo dục nữa.

Thêm vào đó, trí tuệ không phải là một khái niệm bó hẹp. Thứ được di truyền là khả năng tư duy logic, là IQ. Trong khi đó, người bố có thể di truyền lại cảm xúc và trực giác, ảnh hưởng đến chỉ số EQ (trí thông minh cảm xúc).

Trí tuệ của chúng ta được thừa hưởng từ bố hay mẹ? Đáp án hóa ra nằm ngay trong câu chuyện tiếu lâm mà ai cũng biết - Ảnh 2.

Nguồn: Viral Thread, Independent, National Geographic, BBC

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại