AH-64 Apache
Ban đầu được chế tạo bởi Hughes Helicopters và hiện do Boeing sản xuất, dòng Apache đã thực hiện chuyến bay đầu tiên vào tháng 9/1975 nhưng chỉ thực sự đi vào hoạt động trong Quân đội Mỹ từ tháng 4/1986.
AH-64 Apache chính thức tham chiến trong Chiến dịch Just Cause ở Panama vào tháng 12/1989. Tuy nhiên, trong Chiến dịch Bão táp sa mạc năm 1991, Apache mới thực sự tạo nên tên tuổi cho chính mình
AH-64 đã nổ những phát súng đầu tiên của chiến dịch, đánh sập hai cơ sở radar cảnh báo sớm quan trọng ở phía Tây Iraq và do đó dọn sạch hành lang cho các máy bay phản lực của Không quân Mỹ trên đường ném bom Baghdad. Từ đó, các phi đội Apache tiếp tục tiêu diệt hơn 500 xe tăng chiến đấu chủ lực của Iraq.
Apache là một máy bay trực thăng tấn công có phi hành đoàn gồm hai người. Nó có một cảm biến gắn ở mũi để thu nhận mục tiêu và hệ thống nhìn ban đêm.
AH-64 được trang bị pháo M230 30 mm, 4 giá treo để mang vũ khí, điển hình là hỗn hợp tên lửa tên lửa không đối đất Hydra-70 và CRV7 70mm, tên lửa AGM-114 Hellfire và AIM-92 Stinger.
Trực thăng AH-64 Apache. Ảnh: Creative Commons. |
AH-1W Whisky Cobra
Dù Thủy quân lục chiến Mỹ đã cho AH-1W Super Cobra, hay "Whisky Cobra", nghỉ hưu vào tháng 10/2020, nhưng dòng trực thăng này đã có một lịch sử hoạt động đầy sóng gió.
Các phiên đầu tiên của trực thăng Cobra đã tham gia chiến tranh Việt Nam từ năm 1969 đến năm 1972, cũng như trong các chiến dịch Urgent Fury và Praying Mantis. Trong Chiến dịch Bão táp sa mạc, AH-1W tiêu diệt 97 xe tăng và 104 xe bọc thép của Iraq.
Trực thăng AH-1 Cobra có thể được trang bị pháo 20 mm, tên lửa chống tăng TOW và Hellfire, các loại rốc-két 70 và 127 mm, cũng như tên lửa không đối không Sidewinder.
Trực thăng AH-1W Whisky Cobra. Ảnh: Thuỷ quân lục chiến Mỹ. |
Mi-24 Hind
Những chiếc Mi-24 đầu tiên được Liên Xô sử dụng vào cuối những năm 1970, bắt đầu như một phương tiện vận tải quân sự, nhưng được cấu hình lại như một máy bay chiến đấu bắt đầu với biến thể Hind-D.
Chính Mi-24 Hind-D đã đóng vai trò quan trọng trong cuộc chiến của Liên Xô tại Afghanistan từ năm 1979 đến năm 1989, thúc đẩy Cục Tình báo trung ương Mỹ (CIA) cung cấp tên lửa Stinger cho quân nổi dậy Afghanistan.
Chính phương tiện này cũng giúp Tổng thống Iraq Saddam Hussein đánh bại một cách nhanh chóng một cuộc nổi dậy của người Shiite ở miền Nam Iraq vào tháng 3/1991.
Đến nay, Mi-24 Hind đã tham gia hơn 40 cuộc chiến tranh và đã được hơn 40 quốc gia triển khai. Tùy thuộc vào biến thể, Mi-24 có thể được trang bị súng máy bốn nòng Yak-B 12,7 mm với tốc độ bắn 4.000-4.500 phát một phút, bệ pháo cố định 30mm hoặc 23mm được tích hợp sẵn. Các biến thể Mi-24P và Mi-24V có bốn giá treo dưới cánh cho tối đa 12 tên lửa chống tăng như Shturm.
Trực thăng Mi-24. Ảnh: Creative Commons. |
Ka-52 Alligator
Ông Logan Nye, cựu nhà báo Quân đội Mỹ, cựu lính dù Sư đoàn Dù 82, đánh giá Ka-52 Alligator của Nga là máy bay trực thăng tấn công tốt nhất trên thế giới. Ông nhận định: "Ka-52 có khả năng hoạt động ở độ cao và tốc độ cao, các tên lửa chống hạm của Alligator có tầm bắn tốt hơn AH-64 Apache, trong khi có lớp giáp và khả năng không đối đất tương tự như trực thăng Apache".
Trên thực tế, trực thăng Ka-52 đã được sử dụng thường xuyên trong chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraine.
Trực thăng Ka-52 Alligator. Ảnh: Không quân Nga. |
Mi-28 Havoc
Kế thừa Mi-24 Hind, trực thăng Mi-28 thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 1982 nhưng không được Nga phiên chế cho đến năm 2009.
Theo ông Logan Nye, đây là dòng trực thăng tấn công tốt thứ 3 trên thế giới. Mi-24 Havoc mang tên lửa chống tăng có thể xuyên thủng một mét áo giáp. Nó cũng có các khoang cho tên lửa không điều khiển 80mm, năm ống rốc-két 122mm, pháo 23mm và 30 mm, súng máy 12,7mm hoặc 7,62mm cũng như một số loại bom.
Havoc xuất hiện lần đầu trong chiến đấu trong các chiến dịch của Nga ở Syria, đặc biệt là tại chiến dịch chống tổ chức khủng bố IS trong trận chiến giành Palmyra, và cũng đã được sử dụng nhiều ở Ukraine.
Trước đó, Không quân Iraq đã đưa Mi-28 vào sử dụng hiệu quả cho các chiến dịch chống IS của chính mình trong Trận chiến Ramadi năm 2015.
Trực thăng Mi-28 Havoc. Ảnh: Rosoboronexport. |