Tôi 67 tuổi, lương hưu 33 triệu đồng, “sống thử” cùng người khác, nhận ra: Tuổi già không dựa vào ai là thoải mái nhất

PV |

Sau khi nghỉ hưu, có người sẽ chọn việc sống độc thân, có người lại muốn cùng đồng hành với ai khác. Suy cho cùng chỉ cần bản thân hạnh phúc là sẽ có một tuổi già viên mãn và ấm áp.

Bà Trần Chu (Trung Quốc) 67 tuổi, hiện tại đang sống độc thân. Bà từng làm việc trong một tổ chức công cộng trong 33 năm. Bà mới về hưu vài năm trở lại đấy với một mức lương hưu đáng mong ước, 9600 NDT (gần 33 triệu đồng).

Khi người ta về già, họ luôn sợ cô đơn, bà Trần cũng không ngoại lệ. Vậy nên bà cũng mở lòng với tất cả mọi người đến bên mình.

“Sống thử” và cố gắng hòa hợp

Khi mới nghỉ hưu, bà Trần cũng tham gia nhóm nhảy của địa phương, mỗi ngày đều cùng mọi người khiêu vũ, nhảy múa.

Khi thấy bà Trần vừa bắt đầu tham gia, rất nhiều người hỏi han, quan tâm, trong đó có cô Vương là nhiệt tình nhất. Sau khi tham gia một thời gian, họ đã rất thân thiết, cùng nhau trò chuyện. Biết được hoàn cảnh của bà Trần, cô Vương đã chủ động mai mối cho bà với người họ hàng của mình.

Đó là ông Ninh, 62 tuổi, đã góa vợ và sống ở nhà một mình. Ông có mức lương hưu hàng tháng khoảng 7000 NDT (24 triệu đồng) và có ba người con trai sống ở gần đó.

Khi bà Trần gặp ông Ninh, bà thấy điều kiện của ông cũng không tệ, mặc dù đã lớn tuổi nhưng trông ông vẫn vô cùng đẹp lão, phong độ. Trước khi nghỉ hưu, ông là một giáo viên vật lý ở trung học. Sau 2 lần gặp gỡ, bà Trần và ông Ninh bắt đầu hẹn hò, sau đó dần trở thành người yêu.

Khi sống cùng nhau, bà Trần thấy ông Ninh không có thói quen xấu, cuộc sống sinh hoạt, nghỉ ngơi rất lành mạnh. Ông yêu thương con cái và chăm sóc chúng rất tốt. Thế nhưng chính những điểm mạnh này lại là ngòi nổ cho cuộc cãi vã và chia tay giữa hai người.

Từ sau khi bà Trần chuyển tới sống cùng ông Ninh, ông không thuê giúp việc bán thời gian để dọn dẹp nữa, mà bà Trần sẽ là người làm mọi việc đó. Trước đây, ông Ninh luôn quen với việc được vợ phục vụ, ông biết và giỏi mọi thứ nhưng chưa bao giờ động tay vào việc nhà. Thỉnh thoảng khi bà Trần nhờ giúp đỡ, ông luôn từ chối với lý do chưa làm việc đó bao giờ.

Tôi 67 tuổi, lương hưu 33 triệu đồng, “sống thử” cùng người khác, nhận ra: Tuổi già không dựa vào ai là thoải mái nhất - Ảnh 1.

Trong tuần, từ thứ 2 đến thứ 6, ông Ninh phải phụ trách việc đón cháu trai đang học mẫu giáo và đợi cha mẹ chúng đến đón về. Đó cũng là lý do bà Trần chuyển đến nhà ông Ninh. Ban đầu, bà muốn ông đến chỗ của mình bởi môi trường sống ở đó tốt hơn, thuận tiện hơn, nhưng vì ông Ninh phải trông cháu nên đành phải thỏa hiệp lại với bà.

Mặc dù sống ở nhà ông Ninh, nhưng bà Trần vẫn chủ động chia sẻ chi phí hằng ngày. Bởi một phần bà không muốn lợi dụng kinh tế của ông, mặt khác lương hưu của ông cũng kém hơn bà một chút.

Ở nhà ông Ninh, ngoài việc nấu ăn, vệ sinh, thỉnh thoảng bà Trần cũng phải phụ giúp việc chăm sóc con, cháu. Đứa cháu 4 tuổi của ông Ninh thường xuyên quấy khóc, đòi ông nội phải cho ăn, liên tục bày bừa khắp nhà và bà Trần luôn là người phải dọn dẹp mớ hỗn độn đó. Thỉnh thoảng thì không sao, nhưng thường xuyên như thế khiến bà cảm thấy không thoải mái và luôn có cảm giác mình phải trả tiền để trở thành một người giữ trẻ miễn phí.

Ông Ninh luôn rất yêu thương con cái, không chỉ chăm sóc tốt cháu trai của mình mà còn thường xuyên gọi con trai và con dâu về ăn tối. Họ khá dễ gần và hòa đồng, tuy nhiên họ chỉ đến đúng giờ ăn, rồi chơi một lúc và rời đi luôn. Mọi việc từ chuẩn bị thức ăn đến dọn dẹp đều một tay bà Trần làm hết, điều này khiến bà vô cùng mệt mỏi.

Mỗi lần ăn xong, nhìn ông Ninh cùng các con và cháu trai ngồi ở phòng khách vui đùa, trò chuyện, một mình bà Trần phải dọn dẹp trong bếp. Điều này khiến bà cảm thấy như không chỉ mình là người ngoài mà còn làm một giúp việc tự do trong gia đình này.

Bà Trần cảm nhận, cuộc sống về hưu kiểu này làm chất lượng cuộc sống tệ hơn nhiều. Không chỉ chi tiêu nhiều tiền hơn, bỏ thời gian và sở thích mà còn liên tục phải xoay quanh việc nhà, bếp núc.

Tôi 67 tuổi, lương hưu 33 triệu đồng, “sống thử” cùng người khác, nhận ra: Tuổi già không dựa vào ai là thoải mái nhất - Ảnh 2.

Trở lại cuộc sống độc thân

Sau một khoảng thời dài như vậy, bà Trần quyết định chia tay ông Ninh. Bà bắt đầu trở lại cuộc sống như cũ.

Bà vẫn duy trì những sở thích khác nhau của mình, tìm những cuốn sách hay vào buổi sáng để đọc, ngồi trên ban công và tận hưởng sự quyến rũ của ánh nắng mặt trời. Thỉnh thoảng bà lại tìm bộ phim yêu thích để đắm mình tận hưởng, tự nấu và thưởng thức những món ăn ngon. Khi nào buồn, bà sẽ mang theo vài bộ quần áo, chọn một thành phố khác đến du lịch và ở lại vài ngày.

Bà cảm nhận những hoạt động này là một phần quan trọng của cuộc sống, điều này khiến bà cảm thấy thoải mái và tận hưởng tuổi già một cách trọn vẹn nhất.

Tôi 67 tuổi, lương hưu 33 triệu đồng, “sống thử” cùng người khác, nhận ra: Tuổi già không dựa vào ai là thoải mái nhất - Ảnh 3.

Về mặt tài chính, bà không cần dựa vào ai, không trở thành gánh nặng của ai và cũng không muốn ai can thiệp. Bà có nhà riêng, lương hưu và thậm chí bà còn học được cách kiếm tiền trên các nền tảng truyền thông trực tuyến bằng cách chia sẻ cuộc sống hưu trí của mình. Mặc dù số tiền kiếm được không phải quá nhiều nhưng bà cảm thấy vui và hạnh phúc khi có thể biển sở thích thành thu nhập. Chính sự độc làm này đã mang lại cho bà cảm giác tự do, thoải mái. Bà không còn nghĩ đến việc tìm một ai đó bên cạnh cho đỡ cô đơn, mà tự tạo nên hạnh phúc cho cuộc đời của mình.

Sau khi về già, nhiều người sẽ cảm thấy cô đơn, trống vắng, và muốn tìm mổ nửa con lại để cùng nhau chăm sóc và tận hưởng. Nhưng cũng sẽ có những người muốn tìm đến một cuộc sống tự do, thoải mái về cả đầu óc lẫn tư tưởng. Bạn có thể lựa chọn điều gì cũng được nhưng bản thân phải thấy dễ chịu và hạnh phúc nhất, có vậy thì khi về già lòng mới an yên.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại