Lính xe tăng Nga gặp nguy hiểm: T-72B3 thảm bại trước M1 Abrams SEPv3 Mỹ?

Bảo Lam |

Nếu phải cận chiến, xe tăng T-72B3 Nga có thể sẽ gặp phải kết cục dễ đoán và thua thê thảm trước M1 Abrams SEPv3 Mỹ hoặc Leopard-2A6/7 Đức.

Căn cứ vào hàng loạt những thông tin được phân tích trong thời gian gần đây, có thể đưa ra những kết luận khiến người ta phải suy nghĩ về việc phát triển các loại vũ khí mới của Nga.

Những dự án nặng ký như chế tạo siêu tàu sân bay Shtorm và căn chỉnh tiêm kích tàng hình Su-57, cả chương trình sản xuất hàng loạt xe tăng T-14 cũng như xe chiến đấu bộ binh hạng nặng T-15 trên khung gầm xe bánh xích đa năng hạng nặng "Armata" đều đang nằm trong một màn sương mù bao phủ.

Trong khi đó, liên tục xuất hiện nhưng thông tin về việc Mỹ đang tích cực nâng cấp dàn xe tăng M1A1/A2 "Abrams" lên thành M1A2 SEPv3 thông qua công ty "General Land System", cũng như lên phiên bản tiên tiến hơn M1A2 SEPv4 với tổ hợp ngắm bắn ảnh-nhiệt siêu hiện đại.

Tuy nhiên, quan chức phụ trách mảng công nghiệp quốc phòng, Phó thủ tướng Nga Yury Borisov lại đưa ra một ý kiến đáng ngạc nhiên liên quan tới tương lai của các đơn vị xe tăng Nga.

Tiết kiệm, tiết kiệm và... tiết kiệm

Hoá ra, theo ông Borisov, thay vì sản xuất hàng loạt món hàng "đắt đỏ" T-15 Armata (khoảng 3,94 triệu USD/chiếc), Nga sẽ triển khai nâng cấp tất cả các xe tăng T-72B hiện có (cả số niêm cất trong kho) lên phiên bản mới nhất T-72B3.

Lính xe tăng Nga gặp nguy hiểm: T-72B3 thảm bại trước M1 Abrams SEPv3 Mỹ? - Ảnh 1.

Xe tăng T-72B3 của Nga.

Quan chức cấp cao này lý giải tuyên bố bất nhất này một các hết sức đơn giản. Theo ông, các xe tăng chiến đấu chủ lực này qua quá trình hiện đại hóa với chi phí không đắt đỏ nhưng vẫn đủ sức cạnh tranh với các mẫu xe tăng mới nâng cấp M1A2 Abrams, AMX-56 Leclerc và Leopard-2A5/6/7 trên thị trường vũ khí.

Bởi lẽ nó đáp ứng hoàn hảo theo tiêu chí «giá thành-tính hiệu quả» cũng có ưu thế khi đối đầu với những xe tăng hiện đại của phương Tây trên các chiến trường.

Không hiểu tuyên bố này của ông Borisov có quá hoành tráng và nông nổi hay không?

Nếu phân tích ý kiến trên, không đặt nặng tiêu chí 'giá thành-tính hiệu quả', không tính đến những mối đe doạ trên các chiến trường được kết nối mạng trung tâm như hiện nay, thì ở mức độ nào đó T-72B3 hoàn toàn có thể chấp nhận được.

Xe tăng chiến đấu chủ lực T-72B3 sở hữu khẩu pháo hoàn thiện hơn thuộc dòng 2A46M - 2A46M-5. Khẩu pháo này đặc biệt hơn so với những phiên bản trước đó ở độ chụm khi bắn tăng lên 1,15-1,2 lần, trong khi đó độ tản mát tổng thể khi bắn trong lúc hành tiến giảm đi 70%.

Cần phải nhấn mạnh cả việc T-72B3 và T-72B3M được bổ sung thêm một kính ngắm đa kênh Sosna-U cho pháo thủ, nhờ đó các cỗ máy này có thể tiếp tục trận chiến kể cả khi một trong những thiết bị ngắm bắn bị hư hỏng.

Tuy nhiên, tất cả những thiết bị này chỉ hoạt động tốt ở khoảng cách 3.500-5.000m, khi T-72 có thể triển khai hoả lực, ví dụ, nhằm vào các xe tăng tối tân M1A2 SEPv3 Abrams Mỹ bằng các tên lửa chống tăng điều khiển 9M119M1 Invar-M1 của tổ hợp Reflex-M.

Nhưng trong vòng vài phút ngắn ngủi, các xe tăng tiếp cận nhau ở khoảng cách 3-3,5km khi chiến đấu, để Invar-M1 kịp bắn hạ đôi-ba chiếc Abrams phiên bản mới nhất là điều không hề dễ dàng.

Bởi lẽ, đã từ lâu người ta điều biết rằng độ cứng của lớp thiết giáp phía trước của tháp pháo M1A2 SEP có thể lên tới tương đương 1200-1300mm, trong khi đó khả năng xuyên giáp tối đa của Invar-M1 chỉ ở mức 900mm và với điều kiện lớp bọc thép phía trước của tháp pháo xe tăng địch không lắp đặt các modul phòng vệ tích cực.

Vì thế, để bắn hạ được các xe tăng Abrams mới từ phía trước phải nhờ tới những sự trùng hợp ngẫu nhiên, hoặc kỹ năng vô cùng chuẩn xác của sĩ quan ngắm bắn trên T-72B3 để cắm quả tên lửa của Invar-M1 vào đúng khe nối giữa phần thân xe và tháo pháo hoặc khớp nối giữa khẩu pháo và tấm giáp phía trước của tháp pháo.

Nhưng bạn nghĩ rằng điều này đơn giản, đặc biệt vào ban đêm, ở khoảng cách 3.000-3.200m, khi cả hai chiếc xe tăng di chuyển với tốc độ từ 25 đến 50km/h trên địa hình đa dạng?

Lính xe tăng Nga gặp nguy hiểm: T-72B3 thảm bại trước M1 Abrams SEPv3 Mỹ? - Ảnh 3.

Xe tăng T-72B3 của Nga.

T-72B3 có làm gì nổi M1A2 Abrams nâng cấp của Mỹ?

Và đó chưa phải là tất cả những điều bất ngờ mà các lính xe tăng Nga sẽ gặp phải khi sử dụng các tổ hợp Reflex-M trong lúc đối đầu với M1A2 của Mỹ.

Vấn đề ở chỗ, từ cuối năm 2018, nhiều trang thông tin điện tử của Nga và nước ngoài đưa tin về kế hoạch của Lầu Năm Góc mua 261 tổ hợp phòng vệ chủ động Trophy do Tập đoàn Rafael Armament Development Authority và Israel Aerospace Industries của Israel trong năm tài chính 2019.

Các tổ hợp này dự kiến sẽ được lắp đặt trên các xe tăng M1A2/SEP của 3 lữ đoàn tăng thiết giáp quân đội Mỹ đang đóng quân tại Trung và Đông Âu, cũng như tại các nước Baltic (chủ yếu tại Latvia).

Hoàn toàn có thể thấy rằng quyết định này trực tiếp liên quan tới khả năng một cuộc xung đột quy mô khu vực giữa Nga và NATO tại chiến trường Đông Âu đang leo thang, nơi mà các đạn chống tăng của những tổ hợp Reflex, Kornet-E và Khrisantema-S sẽ phải đối đầu với Abrams.

Căn cứ này là hoàn toàn có cơ sở ngay đối với cả việc các xe tăng M1A2 ở đơn vị số 7 của quân đội Mỹ tại Grafenwöhr (Đức) đã được trang bị tổ hợp TUSK vào hồi đầu năm 2017, tuy nhiên khi tác chiến trong đô thị, tổ hợp này chỉ bảo vệ phía sườn của phần thân và tháp pháo trước những loại đạn xuyên lõm.

Trong khi đó thì Trophy với 4 radar mảng pha chủ động EL/M-2133 có thể phát hiện mục tiêu với góc quan sát tương đương 90 độ và 2 hộp phóng đạn phân mảnh kiểu cò quay trên tháp pháo M1A2 SEPv2/3 sẽ bảo vệ chiếc xe tăng này khỏi tên lửa chống tăng của đối phương tấn công từ mọi hướng.

Để vượt qua được lớp phòng vệ này cần phải phóng liên tục (với tần suất ngắn) một vài quả tên lửa chống tăng hoặc sử dụng đạn loại 7P53 «Kryuk» (RPG-30) giả làm tên lửa để đánh lạc hướng nhận diện đạn phân mảnh của tổ hợp phòng vệ chủ động Trophy.

Các quả đạn chống tăng tiêu chuẩn 9M119M1 Invar-M1 của tổ hợp Reflex, đáng tiếc, không thể làm gì được ở đây.

Lính xe tăng Nga gặp nguy hiểm: T-72B3 thảm bại trước M1 Abrams SEPv3 Mỹ? - Ảnh 5.

Xe tăng chiến đấu chủ lực M1A2 SEPv3 Abrams, được trang bị tổ hợp phòng vệ chủ động Trophy với các radar mảng pha chủ động EL/M-2133 ở hai bên hông tháp pháo.

Như vậy, T-72B3/B3M trong trận chiến chắc chắn sẽ phải tiếp cận M1A2 SEP ở khoảng cách dưới 3.000m, nơi mà hai bên sẽ "trao đổi" đạn xuyên giáp. Các tổ lái của T-72 trong tình huống này chắc chắn sẽ không hề dễ thở chút nào.

Lính xe tăng T-72B3 Nga gặp nguy hiểm?

Đương nhiên, cần phải xem xét chi tiết khả năng bảo vệ của lớp thiết giáp của T-72B3/B3M. Chúng ta có gì?

Các tấm thiết giáp phía trước của tháp pháo, nơi đặt nòng pháo, chỉ có độ dày 330-350mm, khu vực ụ súng trung liên 7,62mm - 580-585mm, khu vực của trung tâm những tấm giáp - 795-800mm.

Nếu quy đổi sang độ cứng tương đương trước các loại đạn xuyên giáp - khu vực lỗ đặt nòng pháo của T-72B3 chỉ có khả năng bảo vệ ở mức độ 350-500mm và các miếng bảo vệ 4C22 của hệ thống phòng vệ "Kontakt-5" cũng không thể làm gì được.

Bởi lẽ, ở phía bên trái tháp pháo cần khoảng trống quan sát cho ống ngắm của sĩ quan ngắm bắn, còn ở bên phải - khoảng trống để triển khai hoả lực từ súng trung liên.

Kết luận: Chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực T-72B3M có thể bị vô hiệu hoá khi phần lỗ đặt nòng pháo bị trúng đạn xuyên giáp 105mm dù đã lỗi thời loại M774 và M883 được quân đội Mỹ sử dụng từ năm 1979 và 1983 tương ứng; khu vực xung yếu này có chiều rộng khoảng 0,5m.

Đương nhiên, nếu khu vực này bị xuyên phá sẽ khiến chỉ huy và sĩ quan ngắm bắn hi sinh.

Lính xe tăng Nga gặp nguy hiểm: T-72B3 thảm bại trước M1 Abrams SEPv3 Mỹ? - Ảnh 6.

Xe tăng chiến đấu chủ lực T-72B3M

Những phần giữa của các tấm thiết giáp phía trước tháp pháo được bao bọc bởi các tấm 4C22 của hệ thống phòng vệ Kontakt-5, giúp chỉ số độ cứng tương đương trước các loại đạn xuyên giáp tăng từ 540 lên 650mm.

Tất nhiên, nó tốt hơn là chỉ có tấm giáp trần trụi, nhưng điều đó là không đủ để bảo vệ một cách tối thiểu trước những loại đạn xuyên giáp M829A1 và M829A2 của Mỹ với khả năng xuyên giáp 700 và 740mm tương ứng ở khoảng cách 2.000m và chạm nổ ở góc 90 độ.

Hơn nữa, các tấm 4C22 có điểm yếu về thiết kế khi bố trí trên tháp pháo – đó là chúng để lộ các khe lớn giữa những modul. Nếu lõi đạn xuyên giáp bắn trúng vào những khe lớn này thì hệ thống phòng vệ Kontakt-5 coi như sẽ không làm tròn nhiệm vụ giảm 20% khả năng xuyên phá của đầu đạn.

Phương án duy nhất mà có thể đảm bảo được ít nhiều độ cứng tương đương của phần giữa các tấm thiết giáp phía trước – đó là lắp đặt hệ thống phòng vệ Relikt theo đề án T-72B "Rogatka" (từ năm 2006).

Ở đây, các modul 4C22 bao bọc rất khít mặt trước của tháp pháo, giúp cho khả năng chống xuyên giáp trước các loại đạn động lực xuyên giáp tăng lên không chỉ 20% mà thậm chí 50%, từ 540 lên thành 810mm.

Điều đó có nghĩa những phần trọng yếu của phía trước tháp pháo được bảo vệ trước các loại đạn mới M829A3 của Mỹ.

Nhưng như chúng ta thấy qua các lễ duyệt binh và triển lãm được đăng tải rộng rãi, về mức độ bao bọc kín khu vực phía trước tháp pháo, thậm chí của những mẫu xe tăng mới nhất T-72B3, còn lâu mới được như mức độ của "Rogatka": Vẫn là hệ thống Kontakt trên tháp pháo, và chỉ thêm các miếng chống đạn xuyên lõm treo hai bên sườn xe.

Kết cục trận cận chiến của chiếc xe tăng T-72B3 với M1 Abrams SEPv3 trang bị các loại đạn xuyên giáp M829A4 (có thể xuyên thủng lớp thiết giáp dày hơn 850-900mm) hoặc "Leopard-2A6/7 trang bị đạn DM63A1 là dễ đoán và thê thảm.

Xe tăng T-72B3 tại Tank Biathlon 2018

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại