Tiêm kích F-35 Mỹ và "cú knock-out" kỷ lục 1.200 tỷ USD: Nga cười ngạo nghễ!

DK |

Lầu Năm Góc đã bảo vệ cho các chi phí của dự án F-35 gia tăng do nâng cấp phần mềm và phần cứng theo phiên bản mới, điều này giúp các nhà lập pháp dễ nuốt "trái đắng" hơn.

Chương trình vũ khí đắt nhất thế giới, và vẫn chưa dừng lại

Tờ Sputnik mới đây đã xuất bản bài phân tích về mức giá 1,2 nghìn tỷ USD của chương trình F-35 Lightning II, và cho rằng với chi phí này thì người Nga đã bị tước mất sự thú vị một cách "trắng trợn" vì "một kẻ địch đã bị ngã ngựa".

Tuy nhiên, bất chấp những chỉ trích về chi phí của dự án liện tục bị đội lên, Lockheed Martin sẽ không từ bỏ.

Chi phí thiết kế máy bay tiêm kích tàng hình F-35 trên thực tế (bao gồm nghiên cứu, phát triển, thử nghiệm và đánh giá) là 55,1 tỷ USD và nói chung là khiêm tốn và chi phí mua sắm được ước tính là 319 tỷ USD, tạm coi là hợp lý do trong học thuyết quân sự phương Tây coi máy bay chiến đấu là "đồ chơi" đắt tiền.

Một phần nhỏ tương đương 5 tỷ USD là chi phí chương trình xây dựng quân sự. Rõ ràng, người ta cần các phương tiện hỗ trợ cho máy bay mới.

Bước vào giai đoạn đưa vào hoạt động và bảo trì từ năm 2011 đến 2077, các con số có vẻ "thực tế và hợp lý" kể trên đã được thổi phồng trở thành một "con voi ma mút biết bay" trị giá  khoảng 1.124 tỷ USD (ước tính năm 2015).

Cho tới hiện tại, con số đã được "thêm" 73 tỷ USD, được cho là nhiều hơn toàn bộ chi phí nghiên cứu và phát triển trước đây và trở thành 1,196 nghìn tỷ USD.

Hôm 22/4, tờ Bloomberg đã dẫn các con số này đến từ Báo cáo mới nhất của Lầu Năm Góc đánh giá chi phí hàng năm của các dự án quân sự lớn.

Các gia tăng này đến từ đâu và cách khắc phục của người Mỹ?

Theo tờ National Interest:

"Lần đầu tiên trong lịch sử, Lầu Năm Góc đã sửa đổi và nâng cấp phiên bản phần mềm trên chiếc F-35 "Block 3F" hiện tại bằng phiên bản "Block 4" mới hơn, khả năng hoạt động trên biển, khả năng tấn công không đối đất và sát thương không đối không được mở rộng đáng kể ".

Bloomberg dẫn lời văn phòng chương trình F-35 của Lầu Năm Góc cho biết thêm:

"Nhằm đảm bảo cung cấp các tài liệu có đầy đủ tính minh bạch và miêu tả trạng thái hiện tại của tiến trình hiện đại hóa F-35, các nỗ lực trong F-35 "Block 4" đã được ghi nhận trong báo cáo".

Điều này có nghĩa là Lầu Năm Góc đã bảo vệ cho các chi phí của dự án F-35 gia tăng do nâng cấp phần mềm và phần cứng theo phiên bản mới, điều này giúp các nhà lập pháp dễ nuốt "trái đắng" hơn.

Tiêm kích F-35 Mỹ và cú knock-out kỷ lục 1.200 tỷ USD: Nga cười ngạo nghễ! - Ảnh 2.

Một chiếc F-35 Lightning II và P-38 Lightning, cả hai đều do Lockheed Martin sản xuất. P-38 Lightning là máy bay tiêm kích của quân đội Hoa Kỳ trong Thế chiến thứ hai (Nguồn: Lockheed Martin).

Nhưng nó vẫn giống như một thiếu niên nói với cha mình rằng anh ta đã lái xe gây tai nạn giao thông, và sau khi người cha uống thuốc an thần thì "bồi" thêm thông tin rằng đã đâm vào một cửa hàng kim cương.

Theo cách tương tự, Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ vội vàng trấn tĩnh người đọc đang hoang mang, nói rằng chương trình "vẫn nằm trong mọi ngưỡng chi phí, lịch trình, hiệu suất và tiếp tục đạt được các tiến bộ và ổn định."

Văn phòng chương trình F-35 của Lầu Năm Góc đảm bảo với các nhà lập pháp rằng "cam kết cung cấp khả năng chiến đấu hiệu quả về chi phí trên tất cả các lĩnh vực của chương trình".

Tuy nhiên, rất có thể, các nhà lập pháp Hoa Kỳ cùng với hai "bộ não" của Lầu Năm Góc đang đảm nhận vai trò của người cha đang nổi giận mà chiếc xe vừa mới hoàn thành sẽ không được bỏ qua.

Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Pat Shanahan và Ellen Lord (Thứ trưởng Quốc phòng) trước đây đã yêu cầu văn phòng chương trình và Lockheed Martin giảm các chi phí hoạt động và hỗ trợ mà họ gọi là "lố bịch", giảm thiểu gia tăng chi phí phát sinh hoặc sẽ phải chịu các giám sát mới.

Lầu Năm Góc đã cắt giảm 17 chiếc F-35 trong kế hoạch mua sắm của mình chỉ còn 81 chiếc cho tới năm 2021.

"Dự kiến ​​các khoản chi để duy trì F-35 dựa trên sự tăng trưởng số lượng máy bay theo kế hoạch sẽ làm căng thẳng cho ngân sách quốc phòng cho các hoạt động trong tương lai."

Đổ lỗi cho các chi phí gia tăng là do Lockheed, báo cáo của Lầu Năm Góc kêu gọi nhà thầu:

"Có các sáng kiến đảm bảo ​​khả năng chi trả cho chuỗi cung ứng là điều cần thiết, tuy nhiên cần tối ưu hóa các ưu tiên trong chuỗi cung ứng dành cho các bộ phận sản xuất mới và dự phòng thay thế."

Trả lời yêu cầu, Lockheed sẵn sàng tuyên bố theo email của người phát ngôn của công ty Carolyn Nelson:

"Chúng tôi đang hành động mạnh mẽ để xây dựng năng lực, giảm chi phí chuỗi cung ứng và cải thiện tính sẵn có của các bộ phận để giúp giảm chi phí duy trì trong khi tăng cường tính sẵn sàng.

Công ty đã giảm 15% chi phí sản xuất cho mỗi máy bay mỗi năm kể từ năm 2015 và chúng tôi tiếp tục tìm cách giảm chi phí".

Tuy nhiên,sau tất cả những cam kết nói trên người ta chỉ có thể tưởng tượng một tương lai là chương trình "Con voi ma mút biết bay" này sẽ lại trở lại với con số đắt đỏ hơn.

Dây chuyền lắp ráp của Lockheed Martin và các máy bay F-35 Lightning II.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại