Thủy triều đỏ - Cơn ác mộng khiến ngư dân Hong Kong điêu đứng

Mai Anh |

Sự gia tăng của hiện tượng thủy triều đỏ trong những năm qua khiến ngư dân Hồng Kong điêu đứng. Chỉ trong vòng 29 ngày, 220 tấn cá đã nằm phơi xác trên bờ biển.

Ngày 01/4, bọt màu nâu trắng trôi nổi trên bờ biển Shek O khiến cư dân và khách du lịch vô cùng hoang mang. Họ đổ xô ra bờ biển để chụp lại hiện tượng này bất chấp mùi hôi thối.

Cảnh tượng này khá phổ biến tại Hồng Kông vào mùa xuân – thời điểm tảo nở hoa, hay còn được gọi là "thủy triều đỏ ". Theo Cục Bảo tồn Nông nghiệp và Thủy sản ( AFCD ), đây là một hiện tượng tự nhiên.

Đỉnh điểm là vào giữa tháng 3 và tháng 6, Cơ quan trên đã nhận được hơn 80 báo cáo về hiện tượng thủy triều đỏ, sáu trong số đó đã được xác nhận là trường hợp thực tế .


Hình ảnh thủy triều đỏ.

Hình ảnh thủy triều đỏ.

Mùa thủy triều đỏ dường như đang diễn ra sớm hơn. Theo tổng kết dữ liệu từ mạng lưới quan trắc thủy triều đỏ, Hồng Kông đã chứng kiến hiện tượng này suốt 29 ngày trong ba tháng cuối năm 2015 đầu năm 2016, nhiều vượt trội trong suốt 1 thập kỷ qua so với cùng kỳ các năm.

Trong khi sự hình thành tảo nở hoa là hoàn toàn tự nhiên, các nhà khoa học tin rằng tần số và sự kéo dài của hiện tượng này là điều bất thường.

"Đúng là hiện tượng này được hình thành một cách tự nhiên bởi các sinh vật tự nhiên, nhưng sự xuất hiện và phát triển lại là điều không tự nhiên chút nào", nhà sinh thái học tiến sĩ David Baker, trợ lý giáo sư tại Đại học Hồng Kông Swire Viện Khoa học biển cho biết.

Tảo nở hoa là hiện tượng những vùng nước biển đổi màu bởi nồng độ lớn của vi tảo. Tùy thuộc vào loài, chúng có thể xuất hiện màu nâu đục chứ không phải màu đỏ và thường được kết hợp với sự ô nhiễm chất dinh dưỡng vô cơ từ nước thải và phân bón.

Định nghĩa tự nhiên của thủy triều đỏ là hiện tượng phú dưỡng, chính là mức dư thừa chất dinh dưỡng trong nước và thành phần của chúng, trong đó chủ yếu là nitơ và phốt pho.

Giống như các loài cây, chúng phát triển mạnh nhờ quang hợp - chuyển đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học.

Hậu quả do thủy triều đỏ gây ra

Thủy triều đỏ có thể có hại cho sinh vật biển.

Từ tháng 12/2015 cho đến tháng 2/2016, trong vòng 29 ngày, hơn 220 tấn cá chết trên khu nuôi trồng hải sản chính là hậu quả của thủy triều đỏ hình thành bởi loại tảo độc “karenia papilionacea” và “karenia mikimotoi”, một loài tảo hiếm gặp nhưng có hại.

Đây là lần đầu tiên một lượng cá khổng lồ bị chết suốt thập kỷ qua.

Ngư dân cho rằng đây là "thảm họa tự nhiên" khủng khiếp nhất ảnh hưởng đến cuộc sống của họ trong nhiều năm qua. Hơn 200 ngư dân đã phải nhờ sự giúp đỡ từ quỹ cứu trợ khẩn cấp, tiêu tốn của chính quyền đặc khu 2,57 triệu đô la Hồng Kong.

Thậm chí những loài vô hại như lớp tảo “akashiwo sanguinea” hay “scintillans noctiluca” nổi tiếng với ánh sáng phát quang tuyệt vời có thể gây ngạt và giết chết cá do một quá trình được gọi là tình trạng thiếu oxy.

Hình ảnh cá chết ghê rợn trên các phương tiện truyền thông chính là do sự suy giảm oxy này.


Hình ảnh cá chết la liệt trên bờ biển.

Hình ảnh cá chết la liệt trên bờ biển.

Đâu là nguyên nhân dẫn đến những trạng thái bất thường của biển?

Cả ủy ban khoa học và chính phủ vẫn đang nỗ lực để tìm ra nguyên nhân chính xác gây thủy triều đỏ. Giống như các loài cây, thủy triều đỏ phát triển mạnh trong điều kiện ánh sáng mặt trời, nhiệt độ và chất dinh dưỡng.

Ngư dân đã nghi ngờ nước thải bất hợp pháp từ sông Shing Mun. Nhưng các quan chức môi trường và thủy sản đã xoa dịu mối quan ngại này.

Chuyên gia thủy triều đỏ, Giáo sư Hồ Kin Chung, chủ nhiệm khoa khoa học và công nghệ của Đại học Mở cho rằng sự gia tăng thủy triều đỏ trong thời gian gần đây là do hiện tượng El Nino, khiến nhiệt độ ấm và mặn hơn bình thường.

"Hiện tượng El Nino ảnh hưởng đến nhiệt độ và thời điểm của dòng chảy. Điều này có nghĩa là nước ấm và mặn đã được tập trung ở đây trong một khoảng thời gian dài trước khi bị đẩy ra phía tây."

El Nino xảy ra khi nước ấm tích tụ ở phía đông Thái Bình Dương với sự suy yếu hoặc đảo chiều của gió tây khiến cho đông Thái Bình Dương ấm lên.

Giáo sư Hồ cũng cho biết điều kiện nước ấm và mặn như vậy rất thuận lợi cho các loài tảo hiếm của thủy triều đỏ phát triển như loài “mikimotoi karenia”.

Tiến sĩ David Baker cho biết nguyên nhân chính của thủy triều đỏ rõ ràng chính là nước thải của địa phương, nguồn chất dinh dưỡng lớn nhất đến các vùng nước Hồng Kông.

"Rất ít nhà máy xử lý nước thải hoạt động với mức độ xử lí cao. Những vùng mà hầu hết người Hồng Kông đang sống vẫn sử dụng hệ thống xử lý nước thải sơ cấp hoặc sơ bộ, hoặc chỉ đơn giản là loại bỏ chất rắn trong nước thải ".


Các nhà nghiên cứu cho rằng, việc xử lý nước thải chưa tốt trước khi thải ra biển là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thủy triều đỏ gia tăng. Ảnh minh họa.

Các nhà nghiên cứu cho rằng, việc xử lý nước thải chưa tốt trước khi thải ra biển là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thủy triều đỏ gia tăng. Ảnh minh họa.

Tiến sĩ Baker cũng cho biết dự án của thành phố nhằm kết nối hầu hết các vùng của Hồng Kông đến một khu xử lí trung tâm trên Đảo Stonecutters, đang được khuyến khích vì nó xử lý được chất thải và loại bỏ các chất rắn và các vi sinh vật hóa học rất nhanh chóng.

Ông cũng cho biết một yếu tố có thể dẫn đến ô nhiễm chất dinh dưỡng ở cảng Tolo là "không khí lắng đọng" hay đơn giản hơn chính là mưa.

Năm ngoái, nhóm nghiên cứu của giáo sư Baker tại trường đại học Hong Kong thu thập nước mưa và đo được 25 micromolars nitrat, theo ông đây là lượng cực kỳ cao.

Ngay cả các ngành công nghiệp bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi thủy triều đỏ cũng có thể là một thủ phạm.

20 năm trước đây, chất dinh dưỡng từ việc nuôi cá địa phương đối với môi trường biển cũng đã khiến cho Cục Bảo tồn Nông nghiệp và Thủy sản phải làm việc với các doanh nghiệp để cải thiện tập quán chăn nuôi.

Đơn vị này thúc đẩy các doanh nghiệp sử dụng thức ăn viên thay vì cá tạp nhằm giảm tác động của hoạt động nuôi cá.

Kết quả là, việc nạp nitơ tổng thể từ các hoạt động nuôi trồng hải sản vào vùng biển địa phương đã làm giảm đáng kể đến 88 % so với những năm 90.

Nhà thủy văn, Giáo sư Jimmy Jiao, của Đại học Hong Kong, người đã nghiên cứu vấn đề này trong hơn một thập kỷ, tin rằng có mối tương quan rõ ràng giữa xả nước ngầm bị ô nhiễm và sự hình thành của thủy triều đỏ ở cảng Tolo.

Giáo sư Jiao cho biết nước ngầm bị ô nhiễm có thể thấm vào các vùng biển nhờ sự khuếch tán, phân tán dọc theo dòng nước ngọt, bề mặt nước mặn hoặc xuôi ra biển của thủy triều. Mạch nước được hình thành bởi "vết nứt" trong các khe nứt địa chất cũng có thể là cửa xả.

Các vết nứt có thể là con đường dẫn nước ngầm bị ô nhiễm từ các khu vực lớn như làng , bãi rác, cơ sở hạ tầng hoặc nước mưa.

Tuy nhiên, giáo sư Jiao cho biết không có cách nào để theo dõi nước ngầm ô nhiễm đang đến từ đâu.

"Nếu chúng ta không bắt đầu kiểm soát sự ô nhiễm chất dinh dưỡng này, nó sẽ trở nên tồi tệ hơn và thường xuyên hơn. Điều này đang ảnh hưởng đến toàn bộ hệ sinh thái", ông nói.

Một cuộc khảo sát được công bố bởi Bộ Tài nguyên nước của Trung Quốc hồi đầu tháng 4 cho thấy, khoảng 80 % nước ngầm ở các lưu vực sông lớn của đại lục không an toàn.

Tiến sĩ Baker và giáo sư Hồ nhắc lại mối quan ngại của giáo sư Jiao: "Chúng ta không thể kiểm soát ánh sáng hoặc nhiệt độ dễ dàng, nhưng chúng ta có thể kiểm soát mức độ dinh dưỡng.

Nếu chúng ta ngắt tất cả nguồn chất dinh dưỡng vào môi trường ven biển, tôi có thể nói với một cách chắc chắn rằng thủy triều đỏ sẽ giảm hoặc hoàn toàn biến mất."

Cả EPD và AFCD cho biết thủy triều đỏ xảy ra tự nhiên trong cả "vùng nước bị ô nhiễm và không bị ô nhiễm".

Nó bắt đầu bởi sự kết hợp của các yếu tố tự nhiên bao gồm cả cường độ ánh sáng, độ mặn, chất dinh dưỡng, nguyên tố vi lượng, nước hiện tại và khả năng vận động của các tế bào tảo.

Cục Bảo vệ Môi trường cho rằng chương trình giám sát chất lượng nước hiện tại đã có thể phản ánh chất lượng tổng thể của nước ngầm xâm nhập và tải trọng hữu cơ và dinh dưỡng của chúng.

Một phát ngôn viên cho biết:

"Trong khi một số nghiên cứu đã cho thấy tàu ngầm xả nước ngầm có thể là một nguồn quan trọng của các chất dinh dưỡng đến các vùng nước ven biển đối với sự phát triển của tảo, cần có một bức tranh đầy đủ hơn về lượng chất dinh dưỡng trong cảng Tolo”.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại