Thứ trưởng Đặng Huy Đông: “Củ đậu quê tôi bán 5 nghìn, lên Hà Nội có giá 50.000 đồng”

Mạnh Nguyễn |

“Phí giao thông ảnh hưởng đến từng cân gạo lạng thịt. Củ đậu quê tôi bán có 5.000 đồng/kg, lên tới Hà Nội thì giá tới 50.000 đồng. Mà đâu có xa, cách Hà Nội có 120km. Tất nhiên giá tăng không chỉ bởi chi phí giao thông nhưng trong đó có nguyên nhân giá cước vận chuyển của chúng ta vẫn còn cao”.

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Đặng Huy Đông chia sẻ như vậy tại buổi họp báo sáng 27/5 khi đề cập đến yêu cầu rà soát giảm chi phí BOT được đặt ra trong Nghị quyết 35.

Cụ thể, trong Nghị quyết 35 về việc hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 vừa mới ban hành, Chính phủ đã yêu cầu Bộ Tài chính xem xét, rà soát giảm chi phí cho doanh nghiệp, trong đó có phí BOT.

Theo Thứ trưởng Đặng Huy Đông: Tất cả các khoản phí, trong đó có phí BOT cần được tính toán và minh bạch.

Người dân, doanh nghiệp và xã hội có quyền yêu cầu buộc các chủ đầu tư BOT phải tường minh vì phí giao thông ảnh hưởng đến từng lạng thịt, cân gạo trong cuộc sống hàng ngày.

Củ đậu quê tôi bán có 5.000 đồng/kg, lên tới Hà Nội thì giá tới 50.000 đồng. Mà đâu có xa, cách Hà Nội có 120km.

Tất nhiên giá tăng không chỉ bởi chi phí giao thông nhưng trong đó có nguyên nhân giá cước vận chuyển của chúng ta vẫn còn cao”, ông Đông nói.

Theo ông Đông, nguyên lý để cấu thành phí giao thông không chỉ dừng lại ở giá thành công trình, nó còn phụ thuộc vào lưu lượng giao thông, tức là số người sử dụng dịch vụ đó.

Con số này cần minh bạch bởi vì nó liên quan đến mức phí và thời gian thu phí.

“Con số lưu lượng theo tôi phải công khai. Người dân, doanh nghiệp, Chính phủ hoàn toàn có thể yêu cầu nhà đầu tư công khai lưu lượng, phí BOT và không có vùng cấm trong vấn đề này”, Thứ trưởng Đông khẳng định.

Về việc thu phí BOT, Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Lê Mạnh Hà chia sẻ thêm: Ngoài việc tính đúng, tính đủ để hài hòa lợi ích các bên, cần phải có công cụ giám sát chặt chẽ, tránh gian lận.

"Vì thế, phải khẩn trương phát triển công cụ thu phí không dừng.

Công cụ này ngoài giúp giảm ùn tắc, giúp biết chính xác phí thu được bao nhiêu, giảm thời gian thu, từ đó đánh giá đúng dự án, giảm bớt gánh nặng cho người dân và doanh nghiệp", ông Hà nói.

Bên cạnh đó, theo ông Hà, cơ quan báo chí cần vào cuộc quyết liệt hơn nữa trong vấn đề giám sát sự minh bạch trong thu phí BOT.

Chỉ cần một vài vụ gian lận được làm sáng tỏ và đưa ra dư luận, ông Hà tin tình hình sẽ cải thiện rất nhiều.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại