Hiện thực tồn tại
Một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của gia tăng nhiệt độ, nắng nóng kéo dài là Ấn Độ. Theo các chuyên gia khí tượng, nhiệt độ trung bình ở quốc gia đông dân thứ 2 trên thế giới này không ngừng gia tăng trong những năm gần đây.
Nắng nóng kéo dài khiến Ấn Độ rơi vào tình trạng khô hạn và thiếu nước nghiêm trọng. Ảnh: IBTimes
Cụ thể, vào năm 2016, người dân Ấn Độ phải hứng chịu nắng nóng kỷ lục lên tới 51 độ C, cao nhất trong vòng 60 năm kể từ thời điểm hè năm 1956.
Người dân nước này phải đối mặt với nguy cơ thiếu nước sinh hoạt nghiêm trọng. Khoảng 1/4 dân số Ấn Độ phải đối mặt với "thảm họa" hạn hán nghiêm trọng.
Người dân thiếu nước sinh hoạt trầm trọng. Ảnh: India Today
Nắng cao kỷ lục với nhiệt độ nóng khủng khiếp đã đe dọa nghiêm trọng tới sức khỏe của nhiều người dân. Con số người chết vì nắng nóng và thiếu nước không ngừng gia tăng trong vài năm trở lại đây.
Hệ lụy "tàn khốc" từ những cơn sóng nhiệt dữ dội do ảnh hưởng từ nóng lên toàn cầu đã và đang tạo nên những ám ảnh đáng sợ trong các mùa hè gần đây ở Ấn Độ.
Thông điệp tương lai...
Do đó, thế giới mong muốn có thể tìm ra giải pháp kiểm soát nhiệt độ gia tăng thông qua các hoạt động môi trường quy mô lớn như ngày Trái Đất.
Ngày Trái Đất được tổ chức thường niên vào ngày 22/4. Ảnh: Internet
Trong ngày Trái Đất 22/4, thế giới kỳ vọng có thể cùng nhau tham gia vào những hoạt động thiết thực, có ý nghĩa nhằm nâng cao nhận thức và hành động của người dân trong việc bảo vệ môi trường sống xanh sạch đẹp như trồng cây xanh, thu gom rác thải...
Đây là dịp con người cùng nhau nâng cao những giá trị của môi trường tự nhiên và bảo vệ Trái Đất. Ảnh: Inhabitat
Ngày Trái Đất là ngày nâng cao nhận thức của con người về giá trị môi trường tự nhiên của Trái Đất, được tổ chức thường niên vào ngày 22/4. Ra đời vào năm 1970, do Thượng nghị sỹ Gaylord Nelson của đảng Dân chủ (Mỹ) phát động với khoảng 20 triệu người tham gia.
Mọi người cùng nhau tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường xanh sạch đẹp. Ảnh: Inhabitat
Trải qua gần 50 năm, với sự tham gia của 192 quốc gia, sự kiện ngày Trái Đất không chỉ được coi là sự kiện riêng ở mỗi quốc gia mà còn mang ý nghĩa toàn cầu.
Hơn 1 tỷ người trên toàn thế giới cùng nhau chung sức, tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, hưởng ứng các phong trào cộng đồng có tính quy mô lớn nhằm giải quyết phần nào những vấn đề bất cập về môi trường mà cả thế giới đang phải đối mặt.
Nguồn: Inhabitat, Theguardian