Bị Mỹ "bỏ rơi", Thổ Nhĩ Kỳ cầu cứu Nga: Moscow cấp tốc đưa tàu chiến vào Địa Trung Hải

Trà Khánh |

Cùng với việc đưa quân vào Syria, Nga đã tăng cường đáng kể lực lượng hải quân của họ ở Địa Trung Hải kể từ năm 2015.

Hải quân Nga động binh giữa căng thẳng Địa Trung Hải

Theo tờ Svpress, trong bối cảnh cuộc khủng hoảng Địa Trung Hải chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, Thổ Nhĩ Kỳ và Cộng hòa Bắc Síp (TRNC) lại tổ chức một cuộc tập trận hải quân chung ở phía Đông Địa Trung Hải kéo dài gần một tuần (6/9-10/9), động thái này của Ankara càng làm căng thẳng với Hy Lạp leo thang vượt tầm kiểm soát.

Điều khá trùng hợp là Hải quân Nga cũng có kế hoạch diễn tập bắn đạn thật trong khu vực vào thời điểm trên. Sự trùng hợp này khiến các chuyên gia quân sự của Svpress đặt ra câu hỏi về vai trò của người Nga trong cuộc khủng hoảng Địa Trung Hải hiện tại?

Cùng với việc đưa quân vào Syria, Nga đã tăng cường đáng kể lực lượng hải quân của họ ở Địa Trung Hải. Sự hiện diện của tàu chiến Nga trên Địa Trung Hải không chỉ để hỗ trợ cho Quân đội Syria (SAA) mà còn để đối phó với lực lượng hải quân NATO (chủ yếu là Mỹ) trong khu vực.

Bị Mỹ bỏ rơi, Thổ Nhĩ Kỳ cầu cứu Nga: Moscow cấp tốc đưa tàu chiến vào Địa Trung Hải - Ảnh 1.

Các cuộc tập trận của Hải quân Nga ở Đông Địa Trung Hải (8/9 đến 25/9) đang làm dấy lên đồn đoán về việc Moscow sẽ đứng về phía người Thổ trong cuộc đối đầu với Hy Lạp. Ảnh: RT

Các cuộc tập trận của Hải quân Nga ở Địa Trung Hải được tổ chức khá thường xuyên và hầu hết chúng đều được lên kế hoạch từ trước. Tuy nhiên, truyền thông phương Tây có vẻ như đang cố gán ghép chúng với căng thẳng Thổ Nhĩ Kỳ - Hy Lạp hiện tại, cùng với đó là lập luận Moscow đang đứng về phía Ankara trong chấp lãnh hải xung quanh đảo Síp.

Theo tờ Bloomberg của Mỹ, Nga bất ngờ tổ chức các cuộc tập trận hải quân ở Đông Địa Trung Hải ngay sau khi Washington dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí đối với Síp vốn đã kéo dài trong nhiều thập kỷ. Về phần người Thổ, họ lên án hành động trên của Mỹ đồng thời cho rằng điều này sẽ càng làm căng thẳng trên Địa Trung Hải trở nên phức tạp.

Còn tờ Svpress lại cho rằng, các hoạt động quân sự của Moscow ở Đông Địa Trung Hải không liên quan đến căng thẳng giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp, người Nga đơn giản chỉ đang cố gắng đẩy Hạm đội 6 của Hải quân Mỹ ra xa bờ biển Syria. Điều có thể khiến người ta lầm tưởng Moscow đang cố gắng giúp đỡ Ankara, theo chiều hướng điều gì "xấu" cho Washington thì "tốt" Moscow.

Nga sẽ đứng về phe nào trong cuộc chiến ở Địa Trung Hải?

Sự trùng hợp trên cũng khiến truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ đặt ra câu hỏi, liệu một liên minh quân sự giữa Moscow và Ankara có khả thi?

Câu hỏi trên được tờ Habertürk đưa ra trong bài viết có tựa đề "Nga sẽ ở đâu tranh chấp trên Địa Trung Hải?". Tờ báo Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng cùng với việc tăng cường hiện diện quân sự ở Syria người Nga cũng tăng cường đáng kể số tàu chiến hoạt động ở Địa Trung Hải trong vài năm trở lại gần đây, trong khi đó Mỹ đang làm điều ngược lại.

"Nếu như trước đây, sự hiện diện của tàu chiến Nga ở Địa Trung Hải được xem là mối đe dọa thì giờ đây chúng lại trở thành yếu tố mang đến cân bằng quân sự trong khu vực." tờ Habertürk nhận định.

Bị Mỹ bỏ rơi, Thổ Nhĩ Kỳ cầu cứu Nga: Moscow cấp tốc đưa tàu chiến vào Địa Trung Hải - Ảnh 3.

Thổ Nhĩ Kỳ buộc phải tìm kiếm sự giúp đỡ từ Nga khi Mỹ tỏ rõ ý không muốn giúp Ankara ở Địa Trung Hải. Ảnh: Sputnik.

Cũng theo Habertürk, Thổ Nhĩ Kỳ có thể đang tìm kiếm sự hỗ trợ từ Nga trong căng thẳng trên Địa Trung Hải dựa trên những điểm sau:

Thứ nhất, Ankara hầu như không giành được sự ủng hộ quốc tế nào trong tranh chấp với Nicosia và Athens về một mỏ dầu ngoài khơi đảo Síp. Trong khi đó các quốc gia có tiếng nói ở Địa Trung Hải có vẻ đều đứng về phía Hy Lạp.

Thứ hai, những bất đồng giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ ngày càng gia tăng khiến Washington không mặn mà bảo vệ Ankara trước sức ép từ liên minh châu Âu (EU) hoặc các quốc gia thành viên NATO đứng ra bảo vệ Hy Lạp. Người Thổ không còn cách nào khác phải gõ cổng Điện Kremlin, đề nghị Moscow hỗ trợ.

Truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ tin rằng, ngoài các lợi ích quân sự và địa chính trị, người Nga còn có lợi ích kinh tế ở Địa Trung Hải.

Trước đó, vào năm ngoái, Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak cho biết các công ty dầu khí của nước này có thể sẽ hợp tác với Thổ Nhĩ Kỳ trong dự án khai thác một số mỏ dầu ở phía Đông Địa Trung Hải. Phía Nga cũng nhấn mạnh họ có thừa kinh nghiệm trong các dự án kiểu này. Chưa hết Moscow cũng nằm quyền khai khác dầu ở ngoài khơi Syria trong 25 năm.

Tuy nhiên, cho tới thời điểm hiện tại chưa có thông tin chính thức nào cho thấy Moscow và Ankara sẽ bắt tay nhau khai thác các mỏ dầu ở Đông Địa Trung Hải, bao gồm cả vùng biển tranh chấp ở ngoài khơi đảo Síp.

Hiện tại, Bộ Quốc phòng Nga vẫn chưa đưa ra bất cứ bình luận nào về các hoạt động quân sự của họ ở Đông Địa Trung Hải. Tuy nhiên, nhiều khả năng các cuộc diễn tập trên đã được Moscow lên kế hoạch từ trước và không liên quan đến căng thẳng giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp.

Theo các chuyên gia của Svpress nhận định, có thể các cuộc tập trận của Hải quân Nga ở Địa Trung Hải có thể được các bên sắp xếp để tạo thế cân bằng trong khu vực, nhưng người Nga vẫn sẽ giữ vai trò trung lập.

Moscow sẽ không đứng về phía Ankara hay Athens và Nicosia trong cuộc đối đầu giữa các nước trên Địa Trung Hải, dĩ nhiên bao gồm cả việc sử dụng vũ lực để giải quyết các tranh chấp lãnh hải. Mặt khác, sự kiện trên cũng cho thấy người Nga đã dần thay thế vai trò "nước lớn" của Mỹ ở Địa Trung Hải.

Hải quân Nga phô diễn sức mạnh trong Ngày Hải quân tại căn cứ Tartus, ở Syria.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại