Thêm F-35 đã tới Israel, số lượng tăng nhanh: Syria nguy to, S-300 bao giờ mới ra đòn?

Chỉ Nhàn |

Số lượng máy bay tiêm kích tàng hình F-35 trong Không quân Israel liên tục tăng và sẽ sớm đạt con số 50, trong khi đó phòng không Syria vẫn chưa tìm ra cách đối phó.

Theo cơ quan truyền thống Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF), hôm 14/7 Không quân Israel (IAF) đã chính thức tiếp nhận thêm hai máy bay tàng hình F-35 Adir từ Mỹ.

"Hôm nay (tức 14/7), thêm hai chiếc F-35 Adir đã hạ cánh xuống căn cứ không quân Nevatim. Các máy bay mới sẽ tham gia vào phi đội F-35 đã chính thức hoạt động trong Không quân Israel từ tháng 12/2017", tuyên bố của IDF nêu rõ.

Các quan chức nước này cũng cho biết, máy bay phản lực (F-35) được mua để "đảm bảo ưu thế trên không của Không quân Israel trong các nhiệm vụ".

Theo nguồn tin, hai chiếc F-35 mới tăng tổng số máy bay tàng hình thế hệ thứ 5 trong Không quân Israel lên 16 chiếc.

Việc nhận hai chiếc này nằm trong đơn hàng mua 50 chiếc F-35 giữa Tel Aviv và Washington. Những chiếc đầu tiên đã đến Israel hồi tháng 12/2016, dự kiến tới cuối năm 2019 Israel sẽ có 20 chiếc F-35.

Syria gay to - S-300 sẽ sớm lên tiếng?

Có thể nói việc tiếp nhận thêm F-35 giúp Không quân Israel không chỉ đảm bảo an ninh không phận mà còn có thêm "những tay sát thủ đáng gờm" tiếp tục "cuộc phiêu lưu" vào bầu trời hỗn độn ở Syria.

Còn với phòng không - không quân Syria, việc Israel có trong tay 16 chiếc F-35 tạo ra cho họ không ít "việc làm mới" trong nhiệm vụ bảo vệ bầu trời.

Kể từ sau thảm kịch máy bay trinh sát Il-20 bị tên lửa Syria bắn nhầm trong khi đang đánh trả Không quân Israel, rồi sau đó S-300 được triển khai tới cũng chỉ khiến Israel tạm nghỉ ngơi một chút trước khi nối lại các trận không kích dồn dập.

Mới đây nhất, hôm 30/6, phòng không Syria một phen choáng váng khi hứng chịu các cuộc không kích dữ dội của Israel.

Trong số các trận không kích đó, ít nhất đã có hai trận đánh được ghi nhận có sự tham gia của F-35. Ngày 22/5/2018, chính tư lệnh IAF tuyên bố rằng nước này lần đầu tiên sử dụng máy bay F-35 trong chiến đấu - không kích mục tiêu Iran ở Syria.

Thêm F-35 đã tới Israel, số lượng tăng nhanh: Syria nguy to, S-300 bao giờ mới ra đòn? - Ảnh 2.

Hai máy bay F-35 tới căn cứ không quân ở Israel.

Nhưng chấn động nhất phải là vụ tấn công đêm 27/3/2019, các máy bay tàng hình F-35 bay qua không phận Iraq và Jordan mà không bị phát hiện, bất thình lình hủy diệt mục tiêu ở tỉnh Aleppo rồi quay về mà không hề hấn gì.

Điều đáng nói là trong trận tháng 3/2019, ngay cả khi S-300 đã xuất hiện ở Syria nhưng tổ hợp vũ khí được tụng xưng là "nguy hiểm" lâu nay hoàn toàn "im hơi lặng tiếng", mặc các đơn vị bạn vất vả chống đỡ.

Nhiều luồng ý kiến được đưa ra, phải chăng S-300 chỉ là "con hổ giấy", không phát hiện nổi F-35 hay là các binh sĩ Syria yếu kém? Nói chung một lý do thật sự giải thích việc S-300 vẫn "im lặng" tới tận hôm nay là không rõ ràng.

Tuy vậy, không thể loại trừ khả năng cả Damascus và Moscow đều đang cân nhắc việc liệu có nên hay không sử dụng S-300 để đánh trả. Dù mang tiếng là bán cho Syria S-300, thế nhưng chúng được cung cấp giữa lúc chiến sự đang nổ ra gay gắt.

Nếu hợp đồng S-300 được thực hiện trước khi Syria "có biến" thì mọi thứ xem ra dễ dàng hơn nhiều với Nga-Syria. Mà nhất là nước Nga, họ ít ra hiện tại vẫn có quan hệ ngoại giao với Israel. Hai bên dường như vẫn đang cố gắng hết sức tránh va chạm bằng quân sự.

Do đó, nếu bây giờ S-300 khai hỏa thì không loại trừ việc Israel có thể có hành động quyết liệt trả đũa vào các quân nhân Nga.

Dĩ nhiên, đây chỉ là một sự đoán định, chắc hẳn phải có lý do gì đó khiến S-300 không được phép bắn lúc này. Dẫu sao, "con giun xéo mãi cũng quằn", rồi sẽ tới lúc Syria bắt buộc phải sử dụng "quân át chủ bài" của mình đối chọi với lực lượng tiêm kích tàng hình F-35. Bây giờ có lẽ chỉ còn là thời cơ, thời điểm mà thôi!

Thêm F-35 đã tới Israel, số lượng tăng nhanh: Syria nguy to, S-300 bao giờ mới ra đòn? - Ảnh 3.

F-35 Adir có nhiều điểm đổi khác so với phiên bản gốc F-35A.

F-35 Adir có gì đặc biệt?

F-35 Adir là phiên bản cải tiến dành riêng cho Không quân Israel, được phát triển trên cơ sở loại F-35A vốn thiết kế cho các lực lượng không quân sử dụng. Trong khi F-35C hay F-35B dùng cho hoạt động của hải quân.

Những chiếc F-35 cho IAF còn có tên hiệu là F-35I, sở dĩ như vậy vì theo tướng cấp cao của IAF thì chúng sở hữu "tính năng độc đáo do Israel phát triển". Đơn giá một chiếc ước tính 110 triệu USD.

Các nguồn tin cho hay, ban đầu thì Mỹ phản đối kịch liệt việc can thiệt vào hệ thống vũ khí của họ, nhưng rốt cuộc Washington cũng "xiêu lòng" chấp nhật Israel tích hợp hệ thống tác chiến điện tử của riêng mình, cũng như một số loại cảm biến.

Ngoài ra, một số sửa đổi hệ thống máy tính cho phép Israel dễ dàng tích hợp các tên lửa Python hay bom hàng không Spice cho F-35I thay vì chỉ sử dụng vũ khí Mỹ.

F-35I vẫn sẽ sử dụng động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy (turbofan) F135 cho tốc độ tối đa 1.930km/h (Mach 1,6), tầm bay 2.700km, bán kính chiến đấu khoảng 1.400km với nhiệm vụ không đối không, trần bay 15.000m.

Nhìn chung các tính năng bay của F-35 đôi khi bị đánh giá kém hơn cả máy bay thế hệ 4 như F-16. Tuy nhiên, vũ khí là một chuyện, người sử dụng là chuyên khác.

Với các "bàn tay tài hoa" của phi công Israel, F-35 đang chứng minh là mẫu máy bay chiến đấu tàng hình đặc biệt nguy hiểm.

F-35I Adir bay tầm cực thấp ở Israel.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại