Với vị trí địa chiến lược quan trọng, Biển Đen từ lâu đã đóng vai trò quân sự và kinh tế quan trọng đối với các quốc gia xung quanh. Đây là một khu vực giàu tài nguyên và xét trên phương diện lịch sử đã và đang là chiến trường cạnh tranh địa chính trị.
Do vậy, các nước trong khu vực như Romania, Bulgaria, Thổ Nhĩ Kỳ hay Ukraine... bên cạnh việc tăng cường hợp tác chặt chẽ với nhau nhằm bảo vệ Biển Đen, còn phải “nhờ cậy” đến các đồng minh ở phương Tây, Mỹ giúp đỡ, đặc biệt sau sự kiện Nga sát nhập bán đảo Crimea vào tháng 3/2014.
Biển Đen đang là vị trí "nóng" của Hải quân Nga và NATO
Việc Mỹ và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) không những liên tục tiến hành các cuộc tập trận quy mô lớn mà còn tăng cường sự hiện diện tại Biển Đen - vốn được coi là “sân sau” của Moskva khiến nguy cơ đụng độ với tàu chiến của Nga gia tăng mạnh mẽ.
Biển Đen đang thực sự “nổi sóng” và không loại trừ khả năng đây sẽ là đấu trường mới để Nga và phương Tây so găng.
Trung tâm Phân tích chính trị châu Âu (CEPA) đã tiến hành phân tích và nghiên cứu về tình hình hiện tại và các biện pháp để khôi phục sự cân bằng lực lượng của NATO với Nga ở khu vực Biển Đen thông qua báo cáo của họ.
Thừa nhận sức mạnh của Nga
Mở đầu báo cáo, họ thừa nhận sự ảnh hưởng và sức mạnh quân sự của Nga ngày càng tăng, điều này được chứng minh qua quá trình hiện đại hóa lực lượng vũ trang của quân đội và Hải quân.
Trong thập kỷ tiếp theo các chuyên gia CEPA cho rằng, sẽ dẫn đến sự thay đổi chiến lược trong lĩnh vực Hải quân, đặc biệt ở khu vực Biển Đen có Hạm đội Biển Đen của Hải quân của Nga sẽ vượt trội hoàn toàn so với Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ và các nước NATO trong khu vực.
Vũ khí chiến lược của Hạm đội Biển Đen trong những năm tới sẽ là chương trình phát triển tàu ngầm. Tronng những năm tới lữ đoàn tàu ngầm thứ 4 ở căn cứ hải quân Novorossiysk sẽ được trang bị thêm sáu tàu ngầm mới của dự án 636 “Warszawianka”.
Hiện nay trong thành phần của hạm đội (nhỏ hơn hạm đội) Caspian đã được trang bị hai tàu tên lửa nhỏ của dự án 21.631 “Buyan-M”, khả năng chiến đấu của chúng đã được chứng minh thông qua các hoạt động quân sự ở Syria: phóng tên lửa hành trình “Caliber” từ bờ biển để tiêu diệt IS.
Trong tương lai Hạm đội Biển Đen sẽ được bổ sung thêm hai tàu loại này. Ngoài ra, trong thành phần của Hạm đội Biển Đen có hai chiến hạm rất hiện đại “Đô đốc Grigorovich” và “Đô đốc Essen”, hiện nay chúng đang phục vụ trong sư đoàn tàu mặt nước thứ 30 thuộc Hạm đội Biển Đen.
Theo đánh giá của một chuyên gia về Hải quân vào 2015, Nga sẽ thành lập “khu vực cấm” nhờ các hệ thống phòng thủ tên lửa và tên lửa chống tàu.
Sau khi thống nhất Crimea, Nga đã nhanh chóng triển khai tên lửa mới “Ball” của mình, đồng thời tăng cường khả năng phòng thủ cho Hạm đội Biển Đen bằng hệ thống phòng thủ tối tân S-400. Sự xuất hiện của hệ thống này cho phép Nga tạo ra “khu vực cấm” bao trùm toàn bộ biển Đen.
Vai trò của Thổ Nhĩ Kỳ - chìa khóa vào Biển Đen
Trước khi Crimea thuộc về Nga, lãnh đạo NATO và Lầu Năm Góc ở khu vực Biển Đen đã không chú ý nhiều đến Nga. Tuy nhiên, bây giờ sau khi sát nhập Crimea Hải quân Nga ở khu vực này trở thành lực lượng mạnh nhất đe dọa đến lợi ích của liên minh NATO và Mỹ.
Trong trường hợp xảy ra các cuộc xung đột lực lượng NATO sẽ không thể làm gì trước sức mạnh của Hải quân Nga, cũng giống như Nga “thôn tính” Crimea trước mặt NATO nà họ không thể làm gì được.
Các mối đe dọa đối với lợi ích của NATO được phơi bày trong lực lượng Hải quân của các nước, đặc biệt là Bulgari và Rumania. Trong những năm gần đây, kinh phí dành cho lực lượng vũ trang của hai nước này cũng như các nước khác trong khu vực đều giảm sút, tiềm lực kinh tế và ngân sách không đủ để xây dựng lực lượng Hải quân đủ điều kiện của NATO.
Nhắc lại rằng, hiệp ước Montreux năm 1936, trong đó cấm sự xuất hiện của các tàu chiến nước ngoài không thuộc các quốc gia quanh khu vực biển Đen quá 21 ngày, tàu sân bay và tàu ngầm nước “nước ngoài” không được phép vượt qua eo biển Bosphorus.
Nguyên nhân của tình hình hiện nay một phần thuộc về Thổ Nhĩ Kỳ. Một chuyên gia đã nhận định rằng, Thổ Nhĩ Kỳ là “Đồng minh không đáng tin” của NATO.
Mặc dù đã nhiều lần đề nghị họ sử dụng các quy tắc trong Công ước Montreux về việc tạm thời đóng eo biển nhưng họ hoàn toàn không thực hiện và các tàu chiến của Nga được phép ra, vào mà không cần xin phép, thậm chí có lần Thổ Nhĩ Kỳ còn cử tàu hộ tống. Chưa kể, gần đây, có thông tin Nga mời Thổ Nhĩ Kỳ hợp tác ở Crimea.
Cuộc chạy đua vũ trang ở Biển Đen
Với vị trị chiến lược rất quan trọng, trong báo cáo đã nhấn mạnh rằng, NATO cần phải tăng cường hơn nữa sự hiện diện quân sự tại khu vực này. Việc đầu tiên là thành lập một lữ đoàn cơ giới đa quốc gia gồm Bulgaria, Romania và Thổ Nhĩ Kỳ.
Sau đó liên minh NATO cần xem xét thành lập lực lượng phản ứng chung tăng cường cho các hạm đội ở Biển Đen. Mục đích của những biện pháp này nhằm bảo đảm cân bằng chiến lược trong khu vực đồng thời bảo đảm ổn định hòa bình khu vực này.
Các quốc gia trực tiếp như Bulgaria phải đầu từ mạnh cho quân đội. Các nước trong khối NATO cần ủng hộ và giúp đỡ trong vấn đề ngân sách của các quốc gia trực tiếp ở vùng biển Đen. Trong báo cáo đã đưa ra dự đoán chi tiêu quân sự năm 2024 của Bulgari tăng từ 1.34% GDP lên 2% và đưa thành phố Bourgas, Bulgari trở thành trung tâm an ninh.
Ngoài ra, Sofia lên kế hoạch hiện đại hóa nhanh chóng của các lực lượng vũ trang, trong đó chú ý việc mua lại một số tàu hộ tống loại Lightning, cũng như đại tu và hiện đại hoá của 18 tàu hải quân của nước này, dự tính kinh phí dành cho chúng khoảng 1.4 tỉ EUR.
Mỹ cũng lên kế hoạch khôi phục niềm tin cho NATO bằng cách tăng cường sự hiện diện của các lực lượng quân đội trong khu vực này bao gồm cả Không quân và Hải quân. Trước đó có thông tin rằng, NATO sẽ thành lập "Hạm đội Biển Đen" cho toàn liên minh.
Nga sẽ làm gì?
Từ báo cáo này, NATO và Mỹ sẽ tăng cường lực lượng để chống lại các mối đe dọa từ Nga ở Biển Đen.
Ngoài việc tăng cường lực lượng bảo đảm an toàn trước tất cả các mối đe dọa với NATO, Nga còn phải duy trì thế cân bằng với Mỹ, đồng thời đàm phán với Thổ Nhĩ Kỳ về hợp tác và phát triển trên tất cả các lĩnh vực, còn Romania và Bulgaria chắc chắn đàm phán sẽ khó hơn đàm phán với Thổ Nhĩ Kỳ nhưng Nga sẽ giải quyết các vấn đề thông qua ngoại giao.
Quan trọng nhất là Thổ Nhĩ Kỳ thường xuyên mở của eo biển để các tàu chiến của Nga được tự do hoạt động.
Việc Nga tăng cường tiềm lực quân sự ở Biển Đen là điều dễ hiểu bởi đây là vấn đề sống còn đối với an ninh của nước này. Việc kiểm soát Crimea là chìa khóa để điều khiển Biển Đen.
Tuy nhiên, theo giới phân tích trong thời gian tới, Nga sẽ phải đối mặt với rất nhiều cuộc va chạm với tàu chiến NATO ở Biển Đen do sự xuất hiện và tăng cường sức mạnh lực lượng Nga ngày càng nhiều. Vì thế, nếu các bên liên quan không tìm được cơ chế kiểm soát xung đột thì nguy cơ Biển Đen trở thành "đấu trường" mới giữa Nga và phương Tây ngày càng hiện hữu.