Tạp chí Business Insider, Inc. và Fast Company đều có những bài báo được xuất bản gần đây về việc ép bản thân thức dậy sớmmà không có mục đích cụ thể thực sự có thể gây hại cho năng suất làm việc của bạn.
Dưới đây là một số lý do vì sao bạn không nên ép buộc mình phải thức dậy sớm nếu điều đó không hữu ích cho bạn:
1. Bạn sẽ trở nên bực bội nếu cứ phải làm theo đám đông
Hầu hết mọi người bắt đầu thức dậy sớm, không phải vì muốn khởi động một ngày mới nhiệt huyết, mà vì họ nghe nói rằng một người thành công đã làm điều đó và muốn làm theo.
Nhưng vấn đề là, khi bạn quá khích làm theo số đông, bạn sẽ bắt đầu bực bội và bắt đầu một ngày sớm hơn bình thường, dù nắng hay mưa.
Dậy sớm là một thói quen cố định không dễ thiết lập và duy trì, mà nó cũng không tự nhiên đến với mỗi người.
Nếu bạn không có một lý do kiên định cho việc phải dậy sớm thì bạn sẽ cảm thấy rất mệt mỏi, bối rối, bực bội vì thói quen mơ hồ mà mình đang cố thiết lập trong khi chẳng có lý do gì rõ ràng.
2. Tước đi ánh sáng mặt trời của bản thân
Tôi đã không nhận ra điều này cho đến khi có thói quen dậy từ 5 giờ - đó là thức dậy sớm từ lúc mặt trời chưa mọc nghĩa là mình sẽ tỉnh giấc một mình, trong bóng tối cho khoảng hơn nửa giờ.
Là một người hướng ngoại và ưa những điều tươi sáng để khởi động cuộc sống thì điều này khá ảnh hưởng đến tâm lý của tôi (theo chiều hướng xấu).
Theo Telegraph, những người phụ nữ không hay tắm nắng có nguy cơ tử vong cao gấp đôi so với những người tắm nắng mỗi mùa hè.
Mặc dù đây không phải là một cuộc tranh luận chính xác về việc không thức dậy lúc 5 giờ sáng, nhưng nó cung cấp một điểm thú vị: Tiếp xúc với ánh mặt trời là một việc tốt, nó giúp cải thiện cả sức khỏe thể chất và tinh thần của mỗi chúng ta.
Điều này đặc biệt quan trọng vào buổi sáng.
3. Bạn bị phủ nhận tầm quan trọng của một giấc ngủ chất lượng cao
Thức dậy sớm là một thói quen tốt. Các vấn đề bắt đầu nảy sinh khi bạn coi trọng việc thức dậy sớm hơn là có được giấc ngủ chất lượng cao.
Trong khi một số người có thể thức dậy và hoạt động với giấc ngủ dưới 4 giờ thì hầu hết mọi người cần 7-9 giờ cho một khởi đầu mới suôn sẻ.
Dù bạn có cố gắng thức dậy lúc 5 giờ đến mấy thì nó cũng sẽ không giúp ích gì được cho công việc, sự nghiệp, cuộc sống nếu bạn cảm thấy chưa ngủ đủ giấc.
Lúc đó, bạn không chỉ tự tước đi giấc ngủ mà còn củng cố ý tưởng sai lầm trong đầu rằng giấc ngủ không quan trọng.
4. Mất đi cuộc sống xã hội
Nghe thì có vẻ hơi cực đoan nhưng nó vẫn đúng đắn đấy nhé. Nếu bạn đang cố gắng để thức dậy sớm sau một giấc ngủ chất lượng, nhưng tối qua vẫn đi tiệc tùng giao lưu thì bạn sẽ không bao giờ có được cuộc sống xã hội như trong mơ đâu.
Cam kết thức dậy lúc 5 giờ sáng đồng nghĩa bạn phải từ chối những lời mời vui chơi tối muộn, dù bạn rất muốn.
Nhưng điều này có thật sự đáng? Bạn cần trả lời được câu hỏi, thói quen buổi sáng có thực sự quan trọng và hữu ích với cuộc sống của bạn?
5. Bạn có thể trải nghiệm một loại năng suất khác vào ban đêm
Có những mảnh gen trong cơ thể đưa ra quyết định bạn là người dậy sớm hay thực sự là những "chú cú đêm".
Nếu bạn tình cờ là một chú cú đêm tự nhiên hơn theo nhịp sinh học của bạn thì tốt nhất là đừng nghĩ đến việc dậy từ 5 giờ sáng.
Vì bạn đã làm việc hiệu quả suốt đêm rồi, và không có một "chú cú đêm" nào dậy từ 5 giờ để làm việc.
Bạn không cần phải bắt buộc bản thân dậy lúc 5 giờ sáng, hãy linh hoạt thay đổi thời gian biểu khi nào cảm thấy phù hợp.
Rồi bạn sẽ nhận ra rằng, sau khi một ngày kết thúc, mặt trời lặn xuống và não bộ được nghỉ ngơi, bạn mới bớt đi những ức chế và sẵn sàng sáng tạo hơn.
Những người như Jocko Willink, Tim Cook, Dwayne Johnson và Arianna Huffington có thể thức dậy lúc 5 giờ sáng và biến nó thành một phần của thành công của họ...
Còn bạn, hãy tìm những thứ phù hợp với bản thân hơn, đừng đi theo số đông mà hãy dẫn dắt đám đông.
Theo chia của Katie E. Lawrence trên Medium