1. Đây không phải việc của tôi
Trong công việc, các bạn sẽ có lúc được phân công một số công việc không nằm trong phạm vi trách nhiệm của mình. Bạn làm hay không làm?
Có người sẽ nói rằng: Không làm, việc ai người ấy làm.
Tuy nhiên, nếu trả lời vậy, bạn đã tự đánh mất cơ hội nâng cao giá trị bản thân cũng như cơ hội tăng lương, thăng chức của mình.
Việc bạn không sẵn sàng tiếp nhận công việc, trong mắt của lãnh đạo, đó là hành động của những người không có chí tiến thủ, không có nhiệt huyết với công việc, và do đó, họ sẽ chẳng có lý do gì để phí công sức bồi dưỡng cho bạn hay mang đến cho bạn cơ hội thăng tiến.
Một công ty trong quá trình phát triển chắc chắn sẽ xuất hiện thêm những vấn đề mới. Nếu mọi người đều không coi việc mới phát sinh là việc của mình, làm sao công ty đó có thể phát triển lên được.
Vì thế, cách làm đúng nhất chính là hãy vui vẻ tiếp nhận công việc được giao dù nó nằm ngoài trách nhiệm của mình, sau đó mới tiếp tục tìm thời cơ và thời gian để thảo luận, quy hoạch phân loại sắp xếp nó vào một cương vị công việc hợp lý.
Ảnh minh họa.
2. Việc này tôi không làm được
Ông chủ thuê nhân viên, họ sẽ không cho rằng nhân viên của mình là siêu nhân song chí ít, họ cần nhìn thấy nhân viên của mình nhiệt tình với công việc, có động lực và quyết tâm thách thức khó khăn.
Trong mắt người lãnh đạo, ông ta thà tiếp nhận người thất bại trước thử thách chứ không muốn tiếp nhận người từ bỏ trước thử thách. Người nói ra câu "việc này tôi không làm được" trong mắt người lãnh đạo là một kiểu người điển hình cho cái gọi là thiếu tinh thần trách nhiềm, trốn tránh việc khó.
Nếu thực sự vì lý do bất khả kháng mà không hoàn thành nhiệm vụ, tốt nhất nên phát hiện và đưa ra phương án giải quyết mang tính dự phòng chứ không nên cự tuyệt ngay.
Ảnh minh họa.
3. Tôi đến đây làm việc là để kiếm tiền
Ai không biết chúng ta đi làm là để kiếm tiền, song công việc hiển nhiên không chỉ có mỗi việc kiếm tiền, không chỉ là bỏ công sức ra để đổi lấy tiền bạc là xong.
Thực ra, công việc còn là cách chúng ta thể hiện ra bên ngoài giá trị của nhân sinh, là một bộ phận trong nghề nghiệp, sinh nhai của chúng ta chứ không phải chỉ là một bộ phận của trải nghiệm công việc.
Người lãnh đạo sẵn sàng trả lương cao cho một số người, không chỉ bởi họ làm nhiều việc mà một phần trong số đó được trả cho nhân sinh quan và giá trị quan của họ.
4. Những chỗ này công ty làm sai rồi
Người lãnh đạo nói: Tôi biết có một số chỗ làm sai, nhưng tôi thuê anh để chỉ ra những chỗ sai đó.
Là nhân viên cấp dưới, việc chúng ta chỉ ra chỗ sai như lời lãnh đạo nói là chưa đủ, chúng ta phải đưa được ra giải pháp để giải quyết những chỗ sai đó.
Trong công việc, giải quyết vấn đề quan trọng hơn là phát hiện ra vấn đề. Bạn nên nói với lãnh đạo của mình rằng: Tôi có 3 phương án A,B,C, tôi xin đề xuất phương án A, phương án này một khi thực thi giá thành sẽ thấp, hiệu quả nhanh và cao...
5. Tôi không có ý kiến
Trong thảo luận công việc hoặc thảo luận một quyết sách nào đó, chúng ta nên đưa ra ý kiến chứ không nên không có ý kiến. Có thể đưa ra ý kiến có giá trị là cách để thể hiện rằng bạn là một thành viên có giá trị trong nhóm của mình.
Thực ra, có những lúc, việc không có ý kiến bản thân nó đã là một dạng ý kiến, nó cho thấy bạn chưa suy nghĩ vấn đề một cách sâu sắc, không có sự chuẩn bị đảm nhiệm tốt vấn đề đang được nêu ra. Và điều này có nghĩa là bạn không thể có được nhiều cơ hội cho mình.
Ảnh minh họa.
6. Tôi hết giờ rồi
Nếu như hết giờ làm không nghe điện thoại hoặc bạn không muốn làm thêm việc được giao, chắc chắn người làm lãnh đạo sẽ không thể có thiện cảm với bạn.
Trừ khi công ty bạn làm chuẩn bị phá sản, không có việc gì để làm, không có cơ hội để tiếp tục công việc, nếu không, đừng nên tính toán so đo khi được gọi hoặc giao việc ngoài giờ.